Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc sống ở 'vùng đất ma' quanh nhà máy Chernobyl

Gần 30 năm sau thảm họa nguyên tử Chernobyl, hàng nghìn công nhân vẫn làm việc miệt mài và lặng lẽ để khắc phục hậu quả vụ nổ và tháo dỡ nhà máy.

Ngày 26/4/1986
Ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl tại Ukraine nổ tung, gây nên thảm họa hạt nhân khủng khiếp trong lịch sử loài người.
va
Gần 30 năm đã trôi qua sau vụ nổ ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, cuộc sống vẫn diễn ra một cách thầm lặng trong nhà máy, bất chấp sự tồn tại của vùng cách ly với bán kính lên tới 40 km.
yt
Công nhân kiểm tra nồng độ phóng xạ trong cơ thể trước khi rời khỏi nhà máy để về nhà. Hàng ngày, gần 7.000 người làm việc trong nhà máy Chernobyl. Nhiệm vụ của họ là đưa nhà máy về trạng thái ngừng hoạt động một cách an toàn.
ut
Khoảng 3.800 công nhân sống trong những thành phố bên ngoài vùng cách ly, trong khi 3.000 người sống ở vùng nhiễm xạ. Vachislav Danilov, người đàn ông trong ảnh, sống ở thành phố Slavutich. Hàng ngày ông phải vượt qua quãng đường hơn 60 km để tới Chernobyl.
uh
Nồng độ phóng xạ ở những thành phố, thị trấn tiếp giáp vùng cách ly vẫn gấp 20 tới 30 lần so với nồng độ phóng xạ ở những vùng bình thường.

'Thành phố ma' Chernobyl nhìn từ camera bay

Gần 30 năm sau sự cố hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử loài người, thành phố Pripyat, Ukraine, nằm bên cạnh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, vẫn hằn nguyên dấu vết của thảm họa.

mb
Sergii Bokov cùng cô vợ Tania Bokova nói chuyện trong một xưởng xử lý chất thải hạt nhân lỏng. Bokova là người quản lý hành chính. Ba thế hệ trong gia đình cô làm việc tại Chernobyl.
va
Du khách chụp ảnh phong cảnh ở bên ngoài vùng cách ly.
Về
Khoảng 400 người già quay trở về Chernobyl để sống nốt quãng đời còn lại và Viktor Gaidak là một người trong số họ. Ông từng làm việc trong nhà máy Chernobyl tới 28 năm trước khi thảm họa xảy ra. Hai vợ chồng phải bán toàn bộ tài sản để điều trị bệnh ung thư ruột kết. Ung thư cũng tấn công người vợ nhưng bà chẳng còn tiền để điều trị.
Đôi thanh niên ngồi trên
Đôi thanh niên tại Ivankiv, thành phố tiếp giáp vùng cách ly. Nồng độ phóng xạ ở đây cũng rất cao.
Cửa hàng tạp hóa
Cửa hàng tạp hóa bên trong một xe cũ tại làng Sukachi, nơi ở mới của hàng nghìn người tại Chernobyl sau khi nhà máy nổ vào năm 1986.
Vachislav Danilov
Vachislav Danilov, một nhà nghiên cứu y khoa, bước trong phòng thay đồ tại nhà máy Chernobyl. Ông sống tại thành phố Slavutich cùng con trai Ilya.
Đối với phần lớn người dân Ukraine,
Phần lớn người dân Ukraine coi khu vực có bán kính 40 km xung quanh nhà máy Chernobyl là điểm đen trên bản đồ. Nhưng đối với những người đã gắn bó với Chernobyl trước khi thảm họa xảy ra, nó vẫn là quê hương và nơi làm việc.
Những người làm việc tại Chernobyl trở về nhà của họ tại thành phố Slavutich.
Những người làm việc tại Chernobyl trở về nhà của họ tại thành phố Slavutich.
Cảnh tượng tại một trạm xăng ở ngoại ô thành phố Ivankiv, nơi nằm gần vùng cách ly nhất.
Cảnh tượng tại một trạm xăng ở ngoại ô thành phố Ivankiv, đô thị nằm gần vùng cách ly nhất.

Thảm cảnh sau khi bom hạt nhân nổ ở Nhật

Sau khi bom nguyên tử nổ ở thành phố Hiroshima vào ngày 6/8/1945, một bác sĩ Nhật Bản cố gắng chạy ra khỏi nhà. Lúc bước ra vườn, ông thấy quần, áo trên cơ thể đã biến mất.

7 vụ nổ kinh hoàng làm thay đổi lịch sử

Vụ nổ Krakatoa năm 1883 làm rung trời lở đất, thổi bay đá, tro bụi khắp bán kính hơn 25 km và âm thanh của nó khiến những người sống cách đó 4.000 km cũng phải giật mình.

Thu Hoài

Exclusivepix Media

Bạn có thể quan tâm