Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc sống cùng tiếng đạn pháo của dân trên đảo tiền tiêu

Ụ súng bê tông, âm thanh của các vụ nã pháo giữa Hàn Quốc và Triều Tiên đã trở thành những điều quen thuộc đối với ngư dân trên đảo Yeonpyeong, một điểm nóng quân sự trên thế giới.

Vào một ngày đẹp trời, cư dân đảo Yeonpyeong có thể trông xa khoảng 10 km về phía Triều Tiên để chứng kiến cảnh các tàu chiến Hàn Quốc xua đuổi các tàu cá của Trung Quốc và Triều Tiên tại biển Hoàng Hải – khu vực có  mật độ cua xanh lớn nhất thế giới. 

Địa điểm lý tưởng để người dân có thể tận mắt chứng kiến cảnh “mèo vờn chuột” giữa các tàu của Hàn Quốc và Triều Tiên là đỉnh của các vách đá tại đảo Yeonpyeong.

Hoạt động tác nghiệp của các phương tiện truyền thông quốc tế tại khu vực nhạy cảm này cũng hạn chế. Từ chuyến thị sát thực địa gần đây, phóng viên Reuters cho hay, cảnh rượt đuổi giữa tàu hải quân Hàn Quốc và tàu cá Trung Quốc là “chuyện thường ngày” tại khu vực. 

Đảo Yeonpyeong - điểm nóng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên trên biển Hoàng Hải. Ảnh:
Đảo Yeonpyeong - điểm nóng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên trên biển Hoàng Hải. Ảnh: imagevat.com

Hàng dài dây thép gai xuất hiện xung quanh bãi biển ở Hoàng Hải, mảnh vỡ từ các tàu và thuyền đánh bắt cá nằm rải rác giữa các ụ súng bằng bê tông là những hình ảnh quen thuộc đối với 2.000 người dân trên đảo Yeonpyeong. Âm thanh của đạn pháo cũng trở nên quá quen thuộc đối với họ. Thậm chí sau khi nghe một tiếng pháo, những đứa trẻ nơi đây có thể biết nó tới từ Hàn Quốc hay Triều Tiên.

“Khi tôi còn nhỏ, âm thanh của đạn pháo giống như một bài hát ru. Nhưng kể từ vụ pháo kích của Triều Tiên năm 2010, mỗi lần nghe tiếng súng hay tiếng pháo trong các cuộc diễn tập quân sự, tôi đều cảm thấy hoảng sợ”, Choi Sung Il, một cư dân trên đảo, nói.

Vài tháng nay, cuộc sống của cộng đồng ngư dân ở đảo Yeonpyeong xáo trộn bởi các động thái quân sự từ phía bên kia biên giới. Căng thẳng xung quanh Đường ranh giới phía bắc (NLL) tại biển Hoàng Hải đặc biệt dâng cao trong thời gian gần đây do các cuộc đấu pháo giữa hai miền.

Hôm 22/5, giới chức địa phương ra lệnh cho người dân sơ tán vào các hầm tránh bom sau khi Triều Tiên nã đạn pháo xung quanh đảo. Hồi đầu tuần, tàu hải quân Hàn Quốc bắn 10 phát đạn cảnh cáo về phía tàu Triều Tiên khi họ xâm phạm đường biên giới trên biển giữa hai nước.

Đường biên giới trên biển giữa hai nước do Liên Hợp Quốc đơn phương xác lập sau khi cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn. Sau đó, hai miền Triều Tiên trên nguyên tắc vẫn ở trong tình trạng chiến tranh do cuộc chiến chỉ chấm dứt bằng một thỏa thuận ngừng bắn, chứ không phải bằng một hòa ước.

Do không công nhận NLL nên tàu chiến và tàu đánh bắt cá của Triều Tiên thường xuyên di chuyển quanh khu vực. Đây là nguyên nhân dẫn tới hàng cuộc đụng độ và nã pháo trên biển giữa Hàn – Triều trong hơn 15 năm qua.

Ngư dân rửa rong biển tại một bãi cát trên đảo Baengnyeong, nằm gần đường ranh giới
Ngư dân rửa rong biển tại một bãi cát trên đảo Baengnyeong, nằm gần đường ranh giới trên biển giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Ảnh: Reuters

Ngư dân đảo Yeonpyeong không chỉ đối mặt với mối nguy hiểm thường trực từ đạn pháo tại vùng biển tranh chấp, mà họ còn chịu gánh nặng tài chính sau khi quân đội Triều Tiên bán quyền đánh bắt hải sản cho Bắc Kinh để thu lợi nhuận.

“Họ (các tàu cá Trung Quốc) kéo lưới dọc theo đáy biển để đánh bắt thủy hải sản, vớt thủy hải sản về phía họ trước khi chúng di chuyển về phía chúng tôi. Đây là một vấn đề lớn đối với các ngư dân”, cư dân đảo Yeonpyeong, ông Kim Jong Hui, bày tỏ nỗi băn khoăn.

Các quan chức thuộc lực lượng tuần duyên tại địa phương cho biết, các ngư dân Trung Quốc trả cho quân đội Triều Tiên 11.000 USD/tháng để họ "an tâm" đánh bắt cá.  

Năm 2012, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un từng nhíu mày khi thăm đảo Triều Tiên ở phía bắc của NLL vào năm 2012. Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), trong chuyến thăm, ông Kim mạnh mẽ yêu cầu binh sĩ nước này bảo vệ các hòn đảo phía bắc. “Nếu một vỏ sò từ phía Hàn Quốc dạt vào vùng biển của chúng ta, một cuộc tấn công có thể xảy ra ngay lập tức”, KCNA dẫn lời ông Kim. 

Cuộc chia tay đẫm nước mắt của người dân Hàn - Triều

80 người Hàn Quốc ôm, hôn, khóc và dặn dò người thân ở Triều Tiên trước khi về nước, khép lại cuộc hội ngộ cuối cùng trong cuộc đời của họ.

 

 

 

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm