Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công ty thu hồi nợ xấu của ngân hàng lãi kỷ lục

Lợi nhuận năm 2022 của công ty thu hồi nợ xấu VAMC đạt 165 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần so với năm 2017.

Báo cáo mới đây của Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho biết tổng doanh thu trong năm 2022 đạt 1.208 tỷ đồng, giảm khoảng 60% so với năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế đạt 165 tỷ đồng, tăng hơn 36% so với năm trước.

Theo công ty này, lợi nhuận hàng năm của công ty liên tục gia tăng trong giai đoạn 2017 đến nay. Cụ thể, năm 2017 - năm đầu tiên triển khai hoạt động mua bán nợ theo giá trị thị trường, lợi nhuận của VAMC mới đạt 16 tỷ đồng.

Đến năm 2022 lợi nhuận của VAMC đạt 165 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong vòng 6 năm, lợi nhuận của công ty này đã tăng 10 lần dù phải trải qua giai đoạn chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Đáng chú ý, thu nhập của cán bộ, người lao động VAMC cũng được cải thiện đáng kể. Theo số liệu báo cáo, với tổng người lao động là 178 người, quỹ lương người lao động chi trong năm vừa qua là 68,58 tỷ đồng. Do đó, thu nhập bình quân của người lao động tại VAMC đạt trung bình hơn 30 triệu đồng/tháng.

KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VAMC
Số liệu: BCTC DN
Nhãn 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Tổng doanh thu tỷ đồng 2676 1045 1248 1506 3117 1208
Lợi nhuận sau thuế
16.7 52.9 75.1 89.5 121.1 165

VAMC ra đời trên cơ sở phê duyệt của Thủ tướng ngày 31/5/2013 - là công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.

Hiện nay, doanh thu và lợi nhuận của VAMC chủ yếu đến từ doanh thu từ hoạt động mua nợ theo giá thị trường. Ngoài ra còn có một phần doanh thu từ hoạt động mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt và doanh thu tài chính khác.

Lũy kế từ năm 2018 (năm đầu tiên VAMC thực hiện đấu giá) đến nay, công ty đã tổ chức đấu giá thành công 22 tài sản với tổng số tiền trúng đấu giá đạt hơn 2.156 tỷ đồng.

Đến hết 31/5, VAMC đã mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt gần 28.000 khoản nợ với tổng dư nợ gốc nội bảng hơn 412.000 tỷ đồng, xử lý được 79% tổng số dư nợ gốc đã mua bằng trái phiếu đặc biệt.

Theo báo cáo tài chính công bố, đến hết quý II, VAMC đang có 8.399 tỷ đồng tiền mặt, tiền gửi các tổ chức tín dụng. Chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 92%) trong tổng tài sản của VAMC là các khoản nợ mua, trị giá 99.178 tỷ đồng.

Trong năm nay, VAMC dự kiến mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt tối đa 12.000 tỷ đồng, mua nợ xấu theo giá trị thị trường hơn 2.700 tỷ đồng và xử lý thu hồi nợ đạt 14.000 tỷ đồng.

Mời độc giả đón đọc gợi ý về các cuốn sách kinh tế thế giới tại Tủ sách kinh tế thế giới. Các cuốn sách cung cấp các thông tin hấp dẫn về các doanh nhân, triết lý kinh doanh, quy luật kinh tế, khủng hoảng tài chính, tiêu dùng cá nhân...

VAMC rao bán khoản nợ đảm bảo bằng 'đất vàng' quận 1

Các khoản nợ có tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại số 37, 37A Nguyễn Trung Trực và 12-20 Lê Văn Hưu (quận 1, TP.HCM) đang được rao bán đấu giá.

Sàn giao dịch nợ sẽ hoạt động trước 2026

Theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, VAMC phải hoàn thiện việc thành lập, đưa vào vận hành Sàn Giao dịch nợ, mua bán nợ và tài sản cho mọi thành phần kinh tế trước năm 2026.

Nhộn nhịp mua bán nợ xấu

Thị trường mua bán nợ xấu trong nước đã sôi động hơn rất nhiều từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực. Lũy kế số mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt đến tháng 8 của VAMC đạt 329.007 tỷ đồng.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm