Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

'Con tôi tự dậy sớm ăn sáng, hối mẹ chở đến trường'

"Hai con háo hức được đi học lại và gặp gỡ bạn bè, thấy tụi nhỏ vui vẻ tôi cũng tự nhiên thấy vui theo. Khi con học bán trú, mọi thứ sẽ quay về quỹ đạo cũ", chị Huyền nói.

Sáng sớm 14/2, chị Nguyễn Vũ Thanh Huyền (quận Phú Nhuận) dậy sớm hơn mọi khi. Cả nhà chộn rộn khi 2 con 8 tuổi và 10 tuổi của chị lần đầu đi tới trường học trực tiếp sau thời gian dài học online.

Hai em tự dậy sớm theo báo thức, vệ sinh cá nhân, thay quần áo, ăn sáng rồi hối mẹ chở tới trường. Tâm trạng háo hức của các con ngày đầu tuần khiến cả nhà nhiều tiếng cười hơn.

“Các con cứ nhắn mẹ chở sớm tới trường để gặp bạn. Tuổi của các cháu chưa ý thức được việc học trực tiếp sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức hơn mà quan trọng là gặp được bạn bè trò chuyện, vui đùa, điều mà học online không giải quyết được”, chị Huyền bày tỏ.

Rất nhiều gia đình khác tại TP.HCM cũng trải qua buổi sáng 14/2 tương tự nhà chị Huyền khi những đứa trẻ lần đầu tiên đi học lại sau nhiều tháng dài ở nhà. Những phụ huynh nói chuyện với Zing đều kể về một buổi sáng bận hơn thường ngày, thậm chí gặp kẹt xe, nhưng đầy ắp niềm vui khi những đứa trẻ tự thức dậy, mong ngóng được gặp lại bạn bè và trường lớp.

Trẻ con háo hức đến trường

Không riêng hai con của chị Huyền, nhiều trẻ mầm non, tiểu học chủ động dậy sớm, gọi ba mẹ dậy chở đến trường trong ngày đầu học trực tiếp.

Chở cậu con trai lớp 1 ngày đầu tiên đến trường, anh T.Tùng (quận Gò Vấp) chia sẻ cả gia đình ai cũng nôn nao. Con trai anh Tùng đã chờ đợi ngày đến trường suốt mấy tháng trời. Con phải xét nghiệm nhanh Covid-19 và có kết quả âm tính trước khi vào lớp.

“Sáng nay 6h con tôi tự dậy, tự thay đồ, xếp sách vở gần 5 kg. Đến 7h thì tới trường nộp kit test, ăn sáng và vào lớp. Nói chung từ gia đình, thầy cô cho đến bọn nhỏ ai cũng vui. Hôm nay đến trường còn được các cô ra đón, mừng tuổi và phát quà cho nữa”, anh Tùng kể lại.

Anh Thanh Tùng (TP Thủ Đức) sáng nay cũng đưa con gái Gia Hân đến trường mầm non tại quận 3. Cô bé 4 tuổi tự giác dậy và gọi cả ba mẹ chở tới trường. Từ tối qua, em đã thao thức mong ngóng được gặp cô giáo và các bạn.

ngay dau hoc sinh di hoc lai anh 1

Gia Hân và cô giáo trong ngày đầu tới trường. Ảnh: NVCC.

Trường mầm non của Gia Hân học có hỗ trợ xe đưa đón học sinh, nhưng vì ngày đầu đến trường trở lại, cả nhà cùng dậy sớm và đưa con đi học. Đường đi từ nhà tới trường của Gia Hân rất đông vì lượng học sinh quay trở lại trường nhiều.

“Từ nhà tới trường chạy xe mất bao lâu tôi cũng quên mất nên chỉ ước chừng đi 30 phút, kẹt xe thì có thể kéo dài 45 phút”, anh Tùng kể.

Ở góc độ phụ huynh, vợ chồng anh Tùng mừng thầm vì gánh nặng tài chính cho nhà trường trong suốt mùa dịch được gỡ bỏ. Con của anh thì được giao lưu với các bạn thay vì ở nhà suốt với ông bà.

Loay hoay tìm nơi gửi con

Việc nhiều phụ huynh lo lắng hơn cả chính là vấn đề bán trú ở trường. Một số trường vẫn chưa tổ chức bán trú trong tuần đầu đi học để phòng dịch khiến phụ huynh loay hoay tìm chỗ gửi con vào giờ chiều.

Chị Thanh Huyền kể trước khi buổi học diễn ra, nhà trường đã thực hiện một cuộc khảo sát để ý kiến phụ huynh về việc có tổ chức bán trú hay không. Gia đình chị Huyền ủng hộ phương án học bán trú.

Tuy vậy, trong thời gian đầu đi học lại, hai con của chị Huyền chỉ mới học một buổi dẫn đến bài toán nan giải không có ai đưa đón. Sau thời gian lo lắng, bà mẹ hai con đã tìm được bảo mẫu có thể đưa các con về chăm sóc tới chiều để đến khi tan sở, vợ chồng chị Huyền mới đón các cháu về nhà.

ngay dau hoc sinh di hoc lai anh 2

Học sinh tiểu học ở TP.HCM háo hức trong ngày đầu đi học trực tiếp. Ảnh: Phương Lâm.

“Tìm được người trông các con buổi chiều khiến tôi như trút được nỗi lo. Một thời gian nữa thôi, các con sẽ học bán trú ở trường và mọi thứ sẽ trở lại quỹ đạo như trước”, chị Huyền cười nói.

Là mẹ của hai bé học lớp 3 và lớp 6, chị Minh Hà (Bình Thạnh) lo lắng vì chưa thể chủ động sắp xếp được thời gian đón hai bé. Người phụ nữ này cho biết vì công việc kinh doanh tại chợ bận rộn, cậu con trai lớn vì học thêm nhiều lớp bên ngoài lại trái giờ với em trai nên hai vợ chồng chị phải nhờ ông bà nội hỗ trợ.

Con trai lớn đã biết chạy xe đạp nhưng vì không an tâm nên vợ chồng chị Hà dự định 1-2 năm nữa mới cho con tự đi học, giờ thì vẫn phải đưa đón tận nơi.

“Tôi bán hàng ở chợ vì chưa thuê được người nên đợt này không thể để đóng tiệm hay bỏ mà đi được. Mỗi đứa học giờ giấc khác nhau nên tôi và chồng phải nhờ ông bà đón rồi cho về nhà ông bà, tối đóng cửa tiệm thì mới qua đón con”, chị Hà nói.

Cuối tuần đưa trẻ đi chơi bóng bầu dục ở TP.HCM

Nhiều phụ huynh Việt Nam và ngoại quốc ở TP.HCM đưa con đi chơi bóng bầu dục mỗi sáng thứ 7 ở khu đô thị Sala. Các bé 5-15 tuổi bày tỏ sự thích thú với hoạt động ngoài trời này.

Người lạ vào chung cư TP.HCM trộm đồ ở hòm thư

Một người đàn ông vào khu vực hòm thư tòa nhà Landmark Plus, chung cư Vinhomes Central Park (quận Bình Thạnh) trộm nhiều đồ của cư dân.

Đảm bảo an toàn cho trẻ em khi vui chơi tại chung cư

Chung cư đã và đang là nơi sinh sống của không ít gia đình có trẻ nhỏ. Nhiều phụ huynh lo ngại ban công, hành lang, thang máy, cửa sổ có thể là nơi gây nguy hiểm cho con.

Bạn đọc ở TP.HCM có câu chuyện muốn chia sẻ hay vấn đề cần phản ánh có thể gửi thông tin về hộp mail Saigontalk@zing.vn.

Sat lo, ach tac quoc lo 19: Khu Quan ly duong bo ra van ban ‘nong’ hinh anh

Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’

0

“Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.

Thịnh Vũ - Ngọc An

Bạn có thể quan tâm