Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Con đường nguy hiểm để gia nhập phiến quân IS

Biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria là điểm đến phổ biến của những phần tử cực đoan muốn gia nhập tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Tỉnh Raqqa ở Syria là điểm đến cuối cùng của những phần tử cực đoan quốc tế muốn gia nhập IS. Ảnh: BBC
Tỉnh Raqqa ở Syria là điểm đến cuối cùng của những phần tử cực đoan quốc tế muốn gia nhập IS. Ảnh: Reuters

IS đang trải qua giai đoạn bị tấn công dữ dội nhất khi không quân quốc tế liên tục dội bom nhằm vào các mục tiêu phiến quân. Trên mặt đất, IS đối mặt với sự bao vây bốn bề từ quân đội người Kurd, quân đội chính phủ Syria và Iraq, và lực lượng nổi dậy ở Syria nhưng chống đối phiến quân. Tuy nhiên, điều này không làm nhụt ý chí của những người muốn gia nhập khủng bố.

Nick Rasmussen, giám đốc Trung tâm chống khủng bố Mỹ, khi phát biểu trước Ủy ban an ninh Hạ viện Mỹ cho biết khoảng 20.000 người nước ngoài đã đến các vùng xung đột ở Syria và Iraq trong 3 năm qua và gia nhập IS, Reuters đưa tin. Người dân phương Tây chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 4.000 người.

Gần đây nhất, sự việc 3 thiếu nữ Anh bỏ nhà để tìm đường gia nhập IS khiến dư luận nước này xôn xao. Shamima Begum (15 tuổi), Kadiza Sultana (16 tuổi) và một cô gái 15 tuổi chưa rõ tên đều là bạn học tại ngôi trường ở đông London. Họ đã bay đến Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần trước. Cảnh sát tin rằng các cô muốn đến Syria, sau đó gia nhập IS.

Theo BBC, Anh là nước có số lượng công dân gia nhập IS cao nhất, khoảng 500 - 600 người. Những diễn biến trên nhấn mạnh một thực tế: con đường đến với căn cứ của IS ở Syria vẫn còn dễ dàng và không bị ngăn chặn hiệu quả.

Thủ phủ của IS tại Syria: Vào dễ, ra khó

Thành trì của tổ chức IS được ví như một "nhà tù lớn" khi phiến quân thu giữ hộ chiếu của các chiến binh nước ngoài và nếu có ý định bỏ trốn, họ sẽ phải đối mặt với cái chết.

Dư luận Anh xôn xao vì 3 thiếu nữ bỏ nhà để gia nhập IS. Ảnh: BBC
Dư luận Anh xôn xao vì 3 thiếu nữ bỏ nhà để gia nhập IS. Ảnh: BBC

Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những điểm trung chuyển phổ biến nhất. Một vé máy bay từ sân bay Luton (Anh) đến sân bay Gaziantep (đông nam Thổ Nhĩ Kỳ) chỉ khoảng 180 USD. Tỉnh Gaziantep chỉ cách biên giới Syria hơn 60 km. Trong khi đó, Wall Street Journal (WSJ) cho biết công dân châu Âu khi bay đến Thổ Nhĩ Kỳ hưởng thủ tục khá đơn giản. Họ không cần mang theo hộ chiếu mà chỉ cần xuất trình thẻ căn cước do chính phủ cấp.

Về mặt lý thuyết, biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ với phần lãnh thổ mà IS chiếm giữ ở Syria hoàn toàn bị phong tỏa. Tuy nhiên, theo WSJ, nhiều người vẫn có thể thuê xe và vượt qua lớp canh gác của binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ dễ dàng "chỉ với 50 lira (hoặc 20 USD)". "Không khó gì cả, chỉ cần đi 5 phút là đến Syria rồi. Có hàng nghìn con đường ở đây, tất cả đều rộng mở", Abu Ghraib, một tay buôn lậu người Iraq, nói.

Dù ngăn chặn những người muốn trở thành chiến binh thánh chiến nhập cảnh Syria là một phần quan trọng trong chiến dịch làm suy yếu IS, biện pháp này không hiệu quả suốt 2 năm qua. Người dân sống ở các thị trấn dọc biên giới phía bắc Syria có nhiều điểm chung: họ đều là dân buôn lậu, người tị nạn, phiến quân, nhân viên cứu trợ và một số gián điệp phương Tây.

Vì sao nhiều cô gái phương Tây gia nhập IS?

Theo giới học giả, các cô gái phương Tây gia nhập tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) vì họ cảm thấy bất công, thích mạo hiểm hoặc yêu thành viên trong tổ chức khủng bố.

Dân buôn lậu đi qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Ảnh: AFP
Dân buôn lậu đi qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Ảnh: AFP

Dưới sức ép của các đồng minh phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ cam kết ngăn chặn những phần tử thánh chiến vượt biên. Ankara áp dụng các biện pháp như trục xuất những người khả nghi, hạn chế đi lại ở vùng biên giới, thành lập các đơn vị "phân tích rủi ro" với nhiệm vụ phát hiện những người tình nghi là phần tử cực đoan ở sân bay".

Tuy nhiên, dù Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác với các cơ quan tình báo phương Tây, nước này vẫn không ngăn chặn hiệu quả dòng người vượt biên trái phép.

Thực tế hiện này xuất phát từ khi nội chiến Syria mới bùng phát năm 2011. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ khi đó ủng hộ những biện pháp có thể đẩy nhanh việc lật đổ Tổng thống Syria, ông Bashar al-Assad. Do vậy, theo WSJ, Thổ Nhĩ Kỳ "làm ngơ" để phe nổi dậy Syria và các chiến binh nước ngoài có thể hoạt động ở vùng biên giới. Đây chính là những thành phần chủ chốt lập nên Nhà nước Hồi giáo sau này.

"Thổ Nhĩ Kỳ đã kết thúc chính sách mở cửa biên giới đối với những người muốn chiến đấu chống Assad từ giữa năm 2014. Tuy nhiên, không dễ dàng để quay trở về tình hình như xưa", Soner Cagaptay, chuyên gia tại Viện chính sách Cận Đông (Mỹ), nói. Một nhà ngoại giao phương Tây bình luận: "Thổ Nhĩ Kỳ đã góp phần tạo nên một con quái vật mà họ không biết phải xử lý ra sao".

'IS là đội quân do chính phủ Mỹ bí mật thành lập'

Hãng tin Sputnik (Nga) dẫn lời một nhà sử học Mỹ cáo buộc Nhà nước Hồi giáo (IS) là đội quân mà chính phủ Mỹ bí mật xây dựng để gây bất ổn ở Trung Đông.

IS lên kế hoạch chiếm Lebanon, thành lập tiểu vương quốc

Các quan chức Lebanon cho biết, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đang lên kế hoạch mở rộng căn cứ đến Lebanon và tuyên bố thành lập "một tiểu vương quốc Hồi giáo" tại đây.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm