Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Có gì bên trong căn hầm tận thế

Căn hầm sâu 130 m ở Na Uy được mệnh danh là "kho hạt giống ngày tận thế", chứa hơn một triệu hạt giống từ các giống cây trên khắp thế giới để phòng ngừa khủng hoảng lương thực.

tan the anh 1

Ở vùng Bắc Cực lạnh giá của Na Uy, Hầm hạt giống toàn cầu Svalbard là một tòa nhà hình nêm màu xám, nhô ra từ một ngọn núi. Chỉ một số ít người được phép vào bên trong hầm và Svalbard chỉ mở một vài lần mỗi năm để nhận những hạt giống mới.

tan the anh 2

Căn hầm được đào sâu vào núi Plateau trên đảo Spitsbergen của Na Uy và chứa hơn 1,2 triệu mẫu hạt giống từ hầu hết quốc gia trên thế giới. Đằng sau các cánh cửa là đường hầm dài 130 m, với hệ thống đường điện và hệ thống làm mát để giữ nhiệt độ trong hầm ổn định. Cuối đường hầm là một buồng chính, lớp an ninh bổ sung để bảo vệ 3 buồng chứa hạt giống ở trong cùng.

Chỉ có một buồng đang được sử dụng và cửa buồng được bao phủ bởi một lớp băng dày, vì nhiệt độ bên trong dưới 0 độ C. Căn hầm bảo quản hạt giống bằng trình đóng băng sâu, được thiết kế để tồn tại mãi mãi, được đồng quản lý bởi chính phủ Na Uy, Crop Trust và NordGen, ngân hàng gen của các quốc gia Bắc Âu. Các hạt giống này có thể giải quyết những thách thức nông nghiệp do khủng hoảng khí hậu, như các loài xâm lấn, sâu bệnh, thay đổi lượng mưa và nhiệt độ.

tan the anh 3

Trong buồng, hạt giống được bảo quản trong các gói bạc và ống nghiệm hút chân không. Các gói và ống đặt trong các hộp lớn được xếp ngay ngắn trên các kệ cao từ trần đến sàn. Các hạt giống này không đắt về mặt giá trị tiền tệ, nhưng có ý nghĩa đối với tương lai an ninh lương thực toàn cầu. Mục đích của Svalbard là bảo vệ đa dạng sinh học cây trồng trong trường hợp xảy ra thảm họa thiên nhiên cục bộ ở một khu vực nào đó trên thế giới, dẫn đến tuyệt chủng thực vật. Vì vậy, căn hầm thường được gọi là “kho hạt giống ngày tận thế”.

tan the anh 4

“Trong một thế giới mà khủng hoảng khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, thảm họa tự nhiên và xung đột ngày càng làm mất ổn định hệ thống lương thực, cần ưu tiên bảo vệ những hạt giống nhỏ bé này", Stefan Schmitz, Giám đốc điều hành của Crop Trust, đồng quản lý của căn hầm, cho biết trong một thông cáo báo chí.

tan the anh 5

Trong 50 năm qua, các hoạt động nông nghiệp đã thay đổi đáng kể. Trong khi năng suất cây trồng tăng lên, đa dạng sinh học lại giảm xuống. Hiện chỉ còn khoảng 30 loại cây trồng cung cấp 95% nhu cầu lương thực cho con người. Chỉ có 10% số giống lúa mà Trung Quốc sử dụng trong những năm 1950 vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Mỹ đã mất hơn 90% các loại trái cây và rau quả kể từ những năm 1900. Bản chất độc canh này của nông nghiệp khiến nguồn cung cấp lương thực dễ bị đe dọa hơn bởi bệnh tật và hạn hán.

tan the anh 6

Nằm sâu trong hang Svalbard phần lớn là các giống hoang dã và cũ, không còn được sử dụng phổ biến nữa. Nhiều loại thậm chí không còn tồn tại trong môi trường bên ngoài. Bộ sưu tập hạt, theo đó là sự đa dạng di truyền chứa trong hầm có thể cung cấp các DNA cần thiết để phát triển các giống mới trong trường hợp thế giới hoặc một khu vực cụ thể gặp thách thức về môi trường trồng trọt trong tương lai, chẳng hạn như trồng lúa ở nhiệt độ cao hơn hoặc chống lại một loại sâu bệnh mới. "Đa dạng cây trồng quan trọng như nước và không khí, và hạt giống là cơ sở cho mọi thứ", Marie Haga, chuyên gia tại Crop Trust, cho biết. Ảnh: Crop Trust.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Con người làm lệch Trái Đất vì đào giếng

Hoạt động khoan nước ngầm trên khắp hành tinh từ trong 30 năm qua đã khiến các cực của Trái Đất trôi đi 80 cm.

Hoá thạch 400 triệu năm làm thay đổi suy nghĩ về xoắn ốc Fibonacci

Hóa thạch thực vật từ hơn 400 triệu năm trước có cấu trúc không theo quy luật nào, không giống đa số thực vật hiện nay tuân theo đường xoắn ốc Fibonacci.

Hoàng Nam

Bạn có thể quan tâm