Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyện gì đang xảy ra ở Tập đoàn Lộc Trời?

Mất 3 thập kỷ để trở thành tập đoàn nông nghiệp hàng đầu Việt Nam, nhưng chỉ trong 1 năm, Lộc Trời đã phải đối mặt với nhiều vấn đề về kinh doanh và thượng tầng lãnh đạo.

Lộc Trời đang phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh doanh cũng như biến động ở thượng tầng lãnh đạo. Ảnh: LTG.

CTCP Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) tiền thân là Công ty Dịch vụ Bảo vệ thực vật An Giang thành lập năm 1993, lĩnh vực chính là cung cấp thuốc trừ sâu, phân bón. Phải mất hàng chục năm kinh doanh, thương hiệu Lộc Trời mới ghi dấu ấn trên thị trường nông nghiệp Việt Nam và quốc tế.

Tuy nhiên, chỉ trong hơn 1 năm trở lại đây, Lộc Trời đã phải đối mặt với hàng loạt vấn đề từ hoạt động kinh doanh sa sút, thiếu hụt dòng tiền cho tới những mâu thuẫn ở thượng tầng lãnh đạo.

Sự xuất hiện của ông Nguyễn Duy Thuận

Hơn 30 năm đồng hành cùng người nông dân An Giang nói riêng và các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Lộc Trời đã trở thành một trong những tập đoàn nông nghiệp lớn nhất Việt Nam, chuyên cung cấp giải pháp toàn diện từ bảo vệ thực vật, giống cây trồng đến sản xuất và xuất khẩu lúa gạo.

Trong giai đoạn 2012-2019, doanh thu của tập đoàn này dao động quanh ngưỡng 6.000-9.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng đạt 300-400 tỷ đồng/năm. Thời điểm này, Lộc Trời liên tục duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt hàng năm cho cổ đông, dao động 10-20%/năm.

Từ giữa và cuối giai đoạn này, cổ phiếu LTG cũng trở thành "hạt ngọc" trong mắt nhà đầu tư nước ngoài khi liên tiếp được các quỹ ngoại mua vào, bất chấp khi đó LTG chỉ được giao dịch trên thị trường UPCoM.

Năm 2019, doanh nghiệp thực hiện tái cấu trúc và công bố chiến lược định hướng trở thành tập đoàn dịch vụ nông nghiệp lớn ở khu vực Đông Nam Á, lấy công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp.

Đến năm 2020, do chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và thời tiết không thuận lợi, doanh thu Lộc Trời suy giảm về mức hơn 7.500 tỷ đồng, tuy nhiên, lãi ròng cùng năm vẫn tăng 10%, đạt gần 400 tỷ đồng.

Năm 2020 cũng là năm ông Nguyễn Duy Thuận được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Lộc Trời thay ông Huỳnh Văn Thòn người sáng lập tập đoàn.

gao loc troi,  doanh nghiep gao anh 1

Ông Nguyễn Duy Thuận giữ vai trò Tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời từ năm 2020 đến khi bị miễn nhiệm vào tháng 7 vừa qua. Ảnh: VIR.

"Bắt đầu từ hôm nay, Lộc Trời chính thức bước sang một kỷ nguyên mới", ông Thòn nói và kỳ vọng ông Thuận sẽ dẫn dắt tập đoàn trong định hướng phụng sự nông nghiệp và nông dân Việt Nam khi đó.

Trước khi được bổ nhiệm làm CEO, ông Thuận mới chỉ mới gia nhập Lộc Trời chưa đầy 1 năm với vị trí Giám đốc tài chính, Giám đốc nhân sự, Phó trưởng Ban điều hành các ngành Vật tư Nông nghiệp và Lương thực.

Cùng thời điểm bổ nhiệm ông Thuận, doanh nghiệp này còn đón thêm ông Phillipp Roesler - cựu Phó thủ tướng Đức vào vị trí Thành viên HĐQT.

Lên đỉnh doanh thu nhưng không thấy lợi nhuận

Trong giai đoạn ông Thuận làm Tổng giám đốc, doanh thu của Lộc Trời tăng liên tục, lần đầu vượt 10.000 tỷ đồng năm 2021 và lên đỉnh hơn 16.000 tỷ đồng vào năm 2023. Lợi nhuận trong các năm 2020-2022 vẫn duy trì trên dưới 400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, trong năm đạt đỉnh doanh thu vừa qua, lợi nhuận của tập đoàn này lại teo tóp chỉ còn hơn 16 tỷ đồng, giảm 96% so với năm 2022.

Đến quý I năm nay, doanh thu thuần của Lộc Trời vẫn đạt trên 3.800 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ, tuy nhiên, tập đoàn lại báo lỗ ròng hơn 96 tỷ đồng.

Đến nay, dù đã kết thúc quý tài chính thứ 3 trong năm, Lộc Trời vẫn chưa thể công bố báo cáo tài chính tự lập quý II cũng như báo cáo soát xét bán niên 2024.

Thực tế, kết quả kinh doanh của Lộc Trời đã có dấu hiệu đi xuống từ năm 2021 khi doanh thu tăng nhanh nhưng biên lãi gộp lại liên tục giảm.

Cụ thể, biên lãi gộp hợp nhất của Lộc Trời đã giảm từ mức 22,1% năm 2020 xuống 19,2% vào năm 2021, rồi tiếp tục giảm còn 18,4% một năm sau đó. Năm 2023, khi doanh thu vượt mốc 16.000 tỷ đồng, biên lãi gộp của Lộc Trời chỉ còn 15,4%.

HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA LỘC TRỜI SA SÚT GẦN ĐÂY
Nguồn: BCTC DN.
Nhãn201520162017201820192020202120222023
Doanh thu thuần Tỷ đồng 785677838687903183097506102241169116088
Lợi nhuận sau thuế
31934941441433536941841216

Trong quý đầu năm nay, chỉ tiêu kinh doanh này của Lộc Trời thậm chí đã giảm về mức 6,4%, thấp nhất trong nhiều năm.

Biên lãi gộp quá mỏng không đủ bù đắp các khoản chi phí tài chính (chủ yếu là lãi vay), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là nguyên nhân chính khiến tập đoàn báo lỗ ròng trong quý đầu năm nay.

Không chỉ hiệu quả kinh doanh đi xuống, Lộc Trời còn gặp khó khăn về dòng tiền dẫn tới việc phải nợ tiền mua lúa của nông dân tỉnh An Giang trong vụ Đông Xuân 2023-2024.

Thực tế, từ năm 2020 đến nay, cùng với đà tăng trưởng doanh thu, phần nợ vay tài chính của Lộc Trời cũng liên tục phình to. Đầu năm 2020, khoản vay tài chính của tập đoàn mới ở mức hơn 2.000 tỷ đồng, và toàn bộ là vay ngắn hạn để bổ sung vốn hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, tới cuối quý I năm nay, số dư vay nợ này đã tăng hơn 3 lần lên trên 6.200 tỷ đồng.

Đi cùng số dư nợ vay tăng nhanh này là khoản chi phí lãi vay lên tới cả trăm tỷ đồng mỗi năm mà Lộc Trời phải chịu.

Tuy vậy, việc tăng vay nợ không khiến dòng tiền của doanh nghiệp gặp khó khăn, sở dĩ Lộc Trời gặp khó khăn về dòng tiền thời gian qua là do giá trị các khoản phải thu khách hàng quá cao.

GIÁ TRỊ KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG NGẮN HẠN CỦA LỘC TRỜI TĂNG MẠNH NĂM 2023
Nguồn: BCTC DN.
Nhãn201820192020202120222023Quý I/2024
Phải thu khách hàng ngắn hạn Tỷ đồng 249021121581887231065176472

Những năm trước, giá trị khoản phải thu khách hàng ngắn hạn của Lộc Trời chỉ dao động quanh mốc 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến cuối năm 2023, số dư này đã tăng lên tới hơn 6.500 tỷ đồng. Đây là các khoản tiền hàng mà Lộc Trời đã bán cho đối tác nhưng chưa thu được tiền về. Việc kinh doanh nhưng đối tác nợ quá nhiều tiền khiến dòng tiền của doanh nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể.

Những khó khăn kể trên đã khiến Lộc Trời đã phải thay đổi kế hoạch chi trả cổ tức từ tiền mặt sang cổ phiếu với tỷ lệ 30% trong giai đoạn 2023-2025.

Gần đây, Lộc Trời còn liên tục ghi nhận những biến động ở thượng tầng lãnh đạo. Trong đó, một loạt lãnh đạo tập đoàn đã lần lượt xin từ nhiệm. Gần đây nhất là ông Tiêu Phước Thạnh, Thành viên Ban kiểm soát, xin từ chức với lý do cá nhân.

Với việc ông Thạnh từ nhiệm, Ban kiểm soát của Lộc Trời hiện chỉ còn duy nhất Trưởng ban Uday Krishna. Trước đó, bà Nguyễn Thị Thúy, một Thành viên Ban kiểm soát khác cũng đã xin từ nhiệm.

Ở HĐQT, ông Johan Sven Richard Bode, người mới được bầu làm Thành viên nhiệm kỳ 2024-2029 chỉ 2 tháng trước, cũng đã nộp đơn từ nhiệm với lý do cá nhân.

Giữa tháng 7 vừa qua, HĐQT Lộc Trời đã miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc với ông Nguyễn Duy Thuận. Ông Huỳnh Văn Thòn - Chủ tịch HĐQT tạm thời điều hành hoạt động của doanh nghiệp cho tới khi có Tổng giám đốc mới.

Ai là chủ sở hữu Tập đoàn Lộc Trời?

Tập đoàn Lộc Trời có tiền thân là Công ty Dịch vụ Bảo vệ thực vật An Giang. Các cổ đông lớn của Lộc Trời là UBND tỉnh An Giang cùng 2 quỹ ngoại gồm Marina Viet và Augusta Viet.

Lộc Trời đề nghị biện pháp ngăn chặn với cựu CEO Nguyễn Duy Thuận

Ông Nguyễn Duy Thuận, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời bị chính công ty này tố "gian dối, gây thất thoát tài sản".

Thêm lãnh đạo cấp cao tại Lộc Trời xin từ nhiệm

Với việc ông Tiêu Phước Thạnh, Thành viên Ban kiểm soát vừa xin từ nhiệm, Ban kiểm soát của Tập đoàn Lộc Trời hiện chỉ còn duy nhất Trưởng ban.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm