Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyển đổi số ‘gỡ khó’ cho doanh nghiệp sản xuất Việt

Nguồn nguyên liệu giá cao trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất có các giải pháp công nghệ tối ưu quy trình vận hành.

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp sản xuất hạn chế tồn kho, tối ưu chi phí vận hành. Ảnh: Reuters.

Theo báo cáo của Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp Thành Phố Hà Nội (SCE) thuộc Bộ Công thương và công ty phần mềm 1C Việt Nam, trong năm 2023 các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam gặp khó khăn lớn nhất là vấn đề về vốn. Nguyên nhân là giá nguyên vật liệu nhập khẩu cao dẫn tới giá cả hàng hóa tăng, trong khi sức mua của nền kinh tế cả trong nước và thế giới đều suy giảm. Số đơn hàng giảm, khiến các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn khi thiếu vốn để vận hành.

Hiện nay hơn 97% doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs, gặp hạn chế về năng lực vốn, theo báo cáo. Vì vậy, ưu tiên hàng đầu của các công ty, đặc biệt là trong ngành sản xuất, là tối ưu chi phí sản xuất và vận hành.

“Nền kinh tế của chúng ta đang trải qua nhiều thách thức lớn và căng thẳng. Có không ít doanh nghiệp, trong những nỗ lực đối mặt với khó khăn, đã lựa chọn cắt giảm và thay thế nhân sự”, bà Phạm Hoài Anh, Phó Giám Đốc của 1C Việt Nam, cho biết. Tuy nhiên, cắt giảm không phải giải pháp duy nhất, thay vào đó doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ để tối ưu quy trình.

Với các giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể, doanh nghiệp sản xuất có thể kiểm soát nguyên vật liệu sao cho đáp ứng lượng đơn hàng hiện có mà không tồn kho, dẫn đến “kẹt vốn”.

“Giải pháp 1C Company Management mà chúng tôi cung cấp giúp doanh nghiệp định lượng chính xác nguyên liệu cần thiết, tránh lãng phí. Điểm đặc biệt là khả năng quản lý vật tư tùy chỉnh theo từng quy trình sản xuất, phát hiện lượng hàng tồn kho tối đa, tối thiểu nhờ đó tránh tình trạng đặt quá nhiều nguyên vật liệu, dẫn đến hàng tồn”, đại diện 1C cho biết.

Việc ứng dụng phần mềm quản trị tổng thể cũng giúp kết nối các bộ phận mua, bán, sản xuất. Phần mềm có thể hiển thị số lượng hàng hóa trong kho để bộ phận kinh doanh nắm bắt, và tự động thông báo về bộ phận thu mua, ước tính cải thiện 60% năng suất vận hành.

“Giải pháp công nghệ này đã giúp chúng tôi tối ưu, mở rộng sản xuất trong ngành hàng tấm lợp cả trong nước và quốc tế”, ông Trần Văn Sơn, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn TONMAT, cho biết.

1C cho biết theo thống kê phản hồi của 500 doanh nghiệp sản xuất, bao gồm TONMAT, Thiên Long, Sơn Hà, trung bình 1C Company Management làm tăng 75% tốc độ xử lý đơn hàng, trong khi giảm 16% chi phí vận hành.

Giải thích kỹ hơn, đại diện đội ngũ kỹ thuật cho biết phần mềm này ứng dụng kỹ thuật định mức nguyên vật liệu động, tự động dự toán chính xác nguyên vật liệu đầu vào dựa trên các thông số kích thước của sản phẩm. Hệ thống sẽ tự động tính toán toàn bộ nhu cầu vật tư cần có để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh, nhằm tạo lệnh sản xuất chính xác, tiết kiệm thời gian, nhân lực và không lãng phí nguyên vật liệu.

Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp sản xuất có những đặc thù riêng và có nhu cầu thay đổi sản phẩm theo khách hàng, do đó phần mềm được thiết kế trên nền tảng “low-code”, giúp khách hàng dễ dàng tùy biến các tính năng, kể cả những yêu cầu phức tạp.

“Trên cơ sở hợp tác với các bộ, ban, ngành, chúng tôi mong muốn có thể góp phần tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp Việt có hành trình chuyển đổi số thuận lợi nhất, đồng thời kiến thiết một hệ sinh thái chuyển đổi số”, ông Alexander Evchenko, CEO của 1C Việt Nam, cho biết.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Sếp Nvidia lên tiếng vì nhân viên giàu lên quá nhanh

Do công ty phát triển bùng nổ, một số nhân sự của Nvidia giàu lên rất nhanh và đi làm trong trạng thái "nghỉ hưu bán thời gian".

Cú 'trở mình' bất ngờ của Mark Zuckerberg và Meta

Bất chấp những khoản lỗ không ngừng mà metaverse mang lại, sự quyết đoán của Mark Zuckerberg đã đưa Meta thoát khỏi khủng hoảng.

Hoàng Nam

Bạn có thể quan tâm