Trên khắp các quốc gia phát triển, hầu hết người trưởng thành đang ngủ theo mẫu ngủ một pha - nghĩa là chúng ta cố gắng ngủ một lần trong ngày, kéo dài vào ban đêm. Thời gian trung bình của giấc ngủ thường ít hơn 7 tiếng.
Nhìn sang những nền văn hóa không bị ảnh hưởng bởi điện và bạn thường thấy có điều gì đó khá khác biệt. Các bộ lạc săn bắt, hái lượm, như người Gabra ở phía bắc Kenya hoặc người San ở sa mạc Kalahari, lối sống của họ rất ít thay đổi suốt hàng nghìn năm qua và luôn ngủ theo mẫu ngủ hai pha.
Cả hai nhóm người này đều có khoảng thời gian ngủ lâu hơn vào ban đêm giống nhau (7-8 tiếng trên giường, đạt được gần 7 tiếng ngủ liên tục), sau một giấc ngủ ngắn 30-60 phút vào buổi chiều.
[…]
Bây giờ hãy xem xét các tiêu chuẩn giấc ngủ theo văn hóa của chúng ta. Nửa đêm không còn là “nửa đêm” nữa. Đối với nhiều người trong chúng ta, nửa đêm thường là thời điểm chúng ta nghĩ tới việc kiểm tra email của mình lần cuối và chúng ta biết điều gì thường xảy ra sau đó.
Giải quyết vấn đề, rồi chúng ta (thức xuyên đêm và) không ngủ lại vào các giờ sáng (sau đó) nữa để thích nghi với những lần bắt đầu ngủ muộn hơn này. Chúng ta không thể ngủ thế được.
Nhịp sinh học cùng những nhu cầu vào sáng sớm vốn tham lam vô độ của lối sống hậu công nghiệp không cho chúng ta giấc ngủ vô cùng cần.
[…]
Hãy quan sát bất kỳ cuộc họp nào sau bữa trưa, chúng ta sẽ thấy sự thật này hiển nhiên trở nên rõ ràng. Giống như những con rối có dây điều khiển để lỏng lẻo, rồi khi những sợi dây này nhanh chóng được kéo căng, những chiếc đầu đang sắp gục xuống ngay lập tức được nhanh chóng dựng thẳng lên.
Tôi chắc chắn bạn đã trải qua cơn buồn ngủ này, điều dường như luôn kiểm soát bạn, vào giữa buổi chiều, như thể bộ não của bạn đang hướng tới một giờ ngủ sớm bất thường.
Cả bạn và những người tham dự cuộc họp đang rơi vào thế con mồi trước lời ru ngủ hằn sâu của tiến hóa trong lúc tỉnh táo vốn dành cho một giấc ngủ trưa ngắn, được gọi là sự thiếu tỉnh táo sau bữa ăn (bắt nguồn từ prandium trong tiếng La-tinh, có nghĩa là “bữa ăn”).
Sự sa sút nhanh chóng từ tỉnh táo cao độ về tỉnh táo cấp thấp này phản ánh nỗ lực bẩm sinh gây buồn ngủ và chợp mắt vào buổi chiều, đồng thời không làm việc.
Chiều hướng này xuất hiện như một phần bình thường trong nhịp sống hằng ngày. Nếu bạn luôn phải thực hiện thuyết trình tại nơi làm việc, vì lợi ích của chính bạn - và vì lợi ích về trạng thái có ý thức của người nghe - thì có thể, bạn hãy tránh khung giờ giữa buổi chiều này ra.
Từ những chi tiết này, bạn sẽ thấy hoàn toàn rõ ràng rằng xã hội hiện đại đã tách chúng ta ra khỏi sự bố trí giấc ngủ hai pha vốn được xác định trước - điều mà dù sao mã di truyền của chúng ta vẫn cố gợi lại vào mỗi buổi chiều.
Sự tách biệt khỏi giấc ngủ hai pha đã xuất hiện ngay tại, hoặc thậm chí trước cả, thời điểm chuyển đổi từ đời sống nông nghiệp sang công nghiệp của chúng ta.
[…]
Giấc ngủ hai pha vẫn được quan sát thấy ở một số nền văn hóa ngủ trưa trên khắp thế giới, bao gồm các vùng Nam Mỹ và châu Âu Địa Trung Hải. Những năm 1980, khi còn là một đứa trẻ, tôi đã có dịp được đi nghỉ mát ở Hy Lạp cùng gia đình.
Khi chúng tôi đi bộ trên đường phố của các thành phố lớn ở thủ đô Hy Lạp, nơi chúng tôi đã đến thăm, có những tấm bảng treo trước cửa sổ cửa hàng rất khác với những tấm bảng tôi từng thấy ở Anh. Trên đó ghi rõ: mở cửa từ 9h đến 13h, đóng cửa từ 13h đến 17h, mở cửa từ 17h đến 21h.
Ngày nay, chỉ còn rất ít những tấm bảng đó treo trước cửa sổ cửa hàng trên khắp nước Hy Lạp. Thời điểm trước khi sang thiên niên kỷ mới, tình hình kinh tế xã hội đã có sự gia tăng áp lực buộc phải từ bỏ thực tiễn giấc ngủ trưa ở Hy Lạp.
Khi đó, một nhóm nhà nghiên cứu từ trường Y tế Công cộng của Đại học Harvard đã quyết định xác định những hậu quả về mặt sức khỏe do sự thay đổi căn bản này ở hơn 23.000 người Hy Lạp trưởng thành, bao gồm đàn ông và phụ nữ trong độ tuổi 20 - 83.
Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào kết quả tim mạch, theo dõi nhóm người này trong suốt 6 năm khi thực tiễn ngủ trưa đã kết thúc với nhiều người trong số họ.
Cũng giống như vô số thảm kịch của Hy Lạp, kết quả cuối cùng thật thương tâm, nhưng ở đây hoàn toàn theo cách nghiêm túc nhất, theo đúng nghĩa đen.
Đó là khi bắt đầu nghiên cứu, không ai trong số những người tham gia có tiền sử bệnh động mạch vành hoặc đột quỵ, cho thấy họ hoàn toàn không có vấn đề về sức khỏe tim mạch.
Tuy nhiên, trong 6 năm, những người đã bỏ giấc ngủ trưa thường lệ kia phải chịu gia tăng 37% nguy cơ tử vong do bệnh tim so với những người vẫn duy trì giấc ngủ này thường xuyên. Ảnh hưởng đặc biệt mạnh mẽ ở những người lao động, những người phải chịu gia tăng hơn 60% nguy cơ tử vong vì không ngủ trưa.
Tính rõ ràng từ nghiên cứu đáng chú ý này chính là thực tế rằng: khi chúng ta bị tách khỏi thực tiễn giấc ngủ hai pha bẩm sinh, cuộc sống của chúng ta sẽ bị rút ngắn.
Cho nên có lẽ không phải ngạc nhiên khi ở những vùng đất nhỏ bị tách ra của Hy Lạp, nơi giấc ngủ trưa vẫn còn nguyên vẹn, như đảo Ikaria, những người đàn ông có thể sống tới 90 tuổi nhiều gần gấp bốn so với ở Mĩ.
Và chính những cộng đồng ngủ trưa này đôi khi được mô tả như “những nơi mà con người quên cả chết”. Dựa vào phong tục tập quán lâu đời được viết ra đã lâu lắm rồi trong mã di truyền của tổ tiên chúng ta, thực tiễn của giấc ngủ hai pha tự nhiên, cùng chế độ ăn uống lành mạnh, xuất hiện như bí quyết về cuộc sống trường thọ.