Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chủ bệnh viện Hoàn Mỹ lãi hơn 1.100 tỷ đồng trong 2 năm

Lỗ lớn trong năm 2021 nhưng sang 2022 và 2023, Y Khoa Hoàn Mỹ đã lãi ròng tổng cộng hơn 1.116 tỷ đồng.

Bệnh viện Hoàn Mỹ lãi ròng tổng cộng hơn 1.100 tỷ đồng trong 2 năm gần nhất. Ảnh: Duy Hiệu.

CTCP Y Khoa Hoàn Mỹ vừa liên tiếp công bố thông tin định kỳ về tình hình kinh doanh trong năm 2022 và 2023 trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Theo đó, trong hai năm 2022 và 2023, Y Khoa Hoàn Mỹ báo lãi sau thuế lần lượt là 483 và 633 tỷ đồng. Trong khi trước đó, doanh nghiệp ghi nhận lỗ sau thuế hơn 481 tỷ đồng năm 2021.

Như vậy, từ khoản lỗ lớn năm 2021, doanh nghiệp ngành y tế này đã nhanh chóng vực lại tình hình kinh doanh và lãi ròng tổng cộng hơn 1.116 tỷ đồng trong hai năm ngay sau.

Hiệu quả sử dụng vốn (ROE) năm 2023 là 32%, năm 2022 là 34%. Tính đến thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của Y Khoa Hoàn Mỹ đạt gần 2.004 tỷ đồng, tăng 42% so với mức 1.411 tỷ đồng của đầu năm.

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu giảm từ 3,63 lần xuống 2,06 lần, tương ứng dư nợ phải trả của doanh nghiệp là 4.128 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu là 1.400 tỷ đồng.

Khoản dư nợ này tương ứng với lô trái phiếu được phát hành vào ngày 5/10/2018, với giá trị 1.400 tỷ đồng, kỳ hạn 7 năm mà doanh nghiệp đang lưu hành.

Được biết vào năm 2018, Y khoa Hoàn Mỹ huy động 2.330 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất cố định 6,64% cho kỳ hạn 5 năm và 6,74%/năm cho kỳ hạn 7 năm.

Đợt phát hành được thu xếp vốn bởi Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam và bảo lãnh thanh toán bởi Quỹ đầu tư và bảo lãnh tín dụng (Credit Guarantee and Investment Facility - CGIF) - một quỹ đầu tư tín thác của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Đối với lô trái phiếu khác trị giá 930 tỷ đồng, Y khoa Hoàn Mỹ đã tất toán toàn bộ vào ngày 5/10/2023.

CTCP Y khoa Hoàn Mỹ - hiện do bà Nguyễn Thị Châu Loan làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật - đang sở hữu mạng lưới y khoa lớn nhất Việt Nam gồm 15 bệnh viện và 6 phòng khám.

Đây là một trong những hệ thống bệnh viện tư nhân đầu tiên của Việt Nam, do bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng thành lập từ năm 1999. Trong vòng 15 năm trở lại đây, hệ thống này đã chứng kiến 3 lần thay đổi cổ đông lớn. Qua mỗi lần trao tay, định giá của doanh nghiệp theo đó cũng nhảy vọt, giúp các nhà đầu tư ôm về khoản lợi nhuận khủng.

Từ năm 2013 đến nay, Richard Chandler (nay đổi tên thành Clermont Group, trụ sở tại Singapore) bắt đầu tham gia sở hữu Hoàn Mỹ.

Nhiều đại gia ngoại muốn đầu tư bệnh viện tại Việt Nam

Việt Nam đang là "thỏi nam châm" thu hút nhà đầu tư trong lĩnh vực y tế. Ngoài các thương vụ M&A đã hoàn tất, nhiều tập đoàn lớn vẫn đang tích cực tiến vào thị trường này.

Vì sao Tập đoàn Thomson chi hơn 9.000 tỷ đồng mua lại Bệnh viện FV?

Thương vụ đánh dấu một cột mốc phát triển mới của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ y tế Đông Nam Á.

Hàng loạt bệnh viện tư nhân mọc lên khắp TP.HCM

Làn sóng đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tư nhân đang nở rộ tại thành phố đông dân nhất Việt Nam. Đến hết năm 2022, TP.HCM có 61 bệnh viện tư, chiếm khoảng 20% cả nước.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Diệu Thanh

Bạn có thể quan tâm