Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Chốt' mục tiêu thu nhập bình quân đầu người đạt 7.500 USD vào 2030

Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ mục tiêu đến 2030, Việt Nam đạt mức thu nhập bình quân đầu người 7.500 USD.

Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Quốc hội thông qua chiều 9/1, với 449/489 đại biểu Quốc hội bấm nút tán thành (chiếm 90,52% tổng số đại biểu Quốc hội).

Theo Nghị quyết, Việt Nam phấn đấu tới năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt khoảng 7% một năm trong 2021-2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD.

Mục tiêu cũng tính đến việc tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; hình thành được các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng, có mạng lưới kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hiện đại… Tỷ lệ đô thị hoá đạt hơn 50%, có 3-5 đô thị ngang tầm khu vực, quốc tế.

Đến năm 2050, Việt Nam sẽ là nước phát triển, thu nhập cao, thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực châu Á; là một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

quy hoach quoc gia anh 1

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Phạm Thắng.

Nghị quyết nêu rõ đến 2050, tốc độ tăng trưởng của cả nước dự báo đạt 6,5-7,5% một năm; thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 27.000-32.000 USD; tỷ lệ đô thị hóa đạt 70-75%.

Trước đó, giải trình tiếp thu về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết có ý kiến đề nghị tính toán lại tỷ lệ đô thị hoá 70-75% đề xuất trong tầm nhìn đến năm 2050.

Dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết năm 2021, tỷ lệ đô thị hóa trung bình của các nước thu nhập cao là 81,5%. Dự báo của Liên Hợp Quốc tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng nêu rõ tỷ lệ đô thị hóa trung bình của thế giới đến năm 2050 ở mức 68-80%.

Do đó, theo ông Thanh, việc đặt mục tiêu đô thị hóa Việt Nam đến năm 2050 đạt 70-75% là phù hợp với mục tiêu phát triển của Việt Nam cũng như xu thế của thế giới.

Quy hoạch tổng thể quốc gia 2021-2030, tầm nhìn 2050 định hướng tổ chức không gian phát triển đất nước thành 6 vùng kinh tế xã hội; 4 vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia, và các hành lang kinh tế.

Theo đó, 6 vùng kinh tế xã hội, gồm: Vùng trung du và miền núi phía Bắc (14 tỉnh, thành phố); vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (14 tỉnh, thành phố); vùng Tây Nguyên (5 tỉnh); vùng Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành phố) và vùng đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố).

4 vùng động lực, cực tăng trưởng, gồm vùng động lực phía Bắc, miền Trung, phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long.

Về huy động nguồn lực đầu tư thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia, nghị quyết nêu rõ nguồn lực này gồm từ nguồn ngân sách, tư nhân và vay nước ngoài.

Theo đó, nguồn lực ngân sách thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ thông qua cơ cấu lại, chi đầu tư công, đẩy nhanh thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Nhà nước sẽ hoàn thiện chính sách và có cơ chế phù hợp để khai thác nguồn lực từ đất đai cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong đó, tăng cường nguồn thu cho ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án sử dụng đất thuộc quy hoạch và tại các khu vực phát triển đô thị… để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị.

Cũng trong chiều 9/1, Quốc hội thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và Nghị quyết về việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương, bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2021 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài và điều chỉnh dự toán kinh phí chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.

Bộ trưởng Tài chính: ‘Nhiều khi vì dân phải bất chấp quy tắc’

Giải trình về việc chi trước, quyết toán sau, nhất là trong bối cảnh chống dịch, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng nhiều khi vì dân đành phải bất chấp nguyên tắc, quy tắc.

Hoài Thu

Bạn có thể quan tâm