Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

‘Chó robot' dọn rác ở Trung Quốc

Những chú robot làm việc hàng giờ liền trên núi Thái Sơn, như lời nhắc nhở gửi đến những du khách xả rác nơi đây.

Chú chó robot gây nhiều sự chú ý trên mạng xã hội Trung Quốc. Ảnh: Sixth Tone

Một trong những ngọn núi du lịch nổi tiếng nhất tại Trung Quốc đã thử nghiệm một loại hình nhân sự mới lạ. Khách du lịch đến núi Thái Sơn, tại tỉnh Sơn Đông đều bị thu hút sự chú ý từ những chú robot bốn chân, mang trên người những túi rác lớn.

Đây là dự án được triển khai thử nghiệm của Tập đoàn Du lịch Văn hoá núi Thái Sơn, một công ty chịu trách nhiệm thu gom rác tại đây, nhằm tìm cách giải quyết tình trạng thiếu lao động trầm trọng.

“Làm ơn đừng xả rác!”, âm thanh phát ra từ một robot đã gây xôn xao mạng xã hội Trung Quốc, “Tôi phải làm việc cật lực mỗi ngày và không muốn trở nên quá mệt mỏi”. Những chú robot được sử dụng để nhặt rác dọc đoạn đường dốc hiểm trở với gió lùa mạnh.

Trên diễn đàn Weibo, video về những chú robot thu hút gần 8 triệu lượt xem. Phần bình luận phía dưới khá đa dạng. Một số khen ngợi công nghệ mới này. Tuy nhiên, cũng có bình luận lo lắng người lao động sẽ mất việc, số ít đùa giỡn rằng chó robot này còn có thể vác cả du khách lên núi.

Năm 2023, núi Thái Sơn ghi nhận lượt khách kỷ lục, với hơn 8.6 triệu người đặt chân lên những bậc đá cổ của ngọn núi. Số rác thải du lịch lên đến gần 24.000 tấn, ông Ma Yufei, trưởng bộ phận vệ sinh khu du lịch cho biết.

Địa hình dốc, gồ ghề của núi càng khiến cho việc dọn rác trở nên khó khăn. Qua nhiều thập kỷ, khu du lịch này đã dựa vào một đội ngũ khuân vác, được gọi là tiaoshangong, để mang rác xuống núi.

Đó là một công việc vô cùng vất vả. Trung bình một người khuân vác dành nhiều tiếng đồng hồ hàng ngày lội bộ lên xuống các bậc thang, với lượng rác lên đến 50kg trên vai.

Tuy nhiên khi kinh tế Trung Quốc phát triển, ngày càng ít người địa phương tự nguyện trở thành một tiaoshangong. Không chỉ Thái Sơn mà nhiều điểm du lịch nổi tiếng khác cũng rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân sự, khi người vào thì ít mà ra thì nhiều.

Tại núi Hoàng Sơn, một trong những ngọn núi linh thiêng khác của Trung Quốc, cũng báo cáo rằng số nhân viên dọn rác giảm từ đỉnh 400 xuống ít hơn 130 người, tính đến cuối năm 2023. Tuổi thọ trung bình của một tiaoshangong tại đây là 57, do không mấy người trẻ gia nhập thị trường lao động này.

Những công ty du lịch đang kiếm giải pháp thay thế. Từ tháng 5/2023, các thiết bị không người lái được thiết kế bởi công ty công nghệ DJI, đã bắt đầu dọn rác và vận chuyển thực phẩm lên xuống núi Hoàng Sơn.

Những nhà quản lý của núi Thái Sơn đã khởi động tìm kiếm giải pháp xử lý rác bằng công nghệ đầu năm nay, và lựa chọn những chú chó robot này. Ông Ma cho biết từ lần thử nghiệm gần đây, từ tải trọng, khả năng leo núi, giữ thăng bằng đến tuổi thọ pin của những robot đều không gặp vấn đề nào.

Cho robot don rac anh 1

Lượng rác mà chó robot mang trên lưng có thể lên đến 120kg. Ảnh: Sixth Tone

Tên của công nghệ này là Unitree B2, được phát triển bởi công ty công nghệ nội địa Unitree Robotics. Những chú robot có thể khuân vác khối lượng lên đến 120kg và leo trèo từ 4 đến 6 tiếng trong một lần sạc đầy. Chúng cũng có thể tăng tốc nếu cần.

Lần thử nghiệm gần nhất, một chú chó robot đã leo quãng đường 9,5 km từ Điện Cổng Đỏ lên đỉnh núi Thái Sơn trong 2 tiếng, nhanh gấp đôi người bình thường. Ngoài ra, chúng còn sở hữu camera quan sát để tránh va vào người đi đường khi di chuyển.

Ông Ma chia sẻ rằng vốn đầu tư ban đầu cho những chú cho robot tương đối cao, nhưng mang lại hiệu quả dài hạn. Ông cũng nói rằng sự thiếu hụt lao động tiaoshangong có thể khiến robot trở thành lựa chọn duy nhất trong tương lai.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Nhật Tường

Bạn có thể quan tâm