Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chính trường Pháp với những vết đen bê bối tình dục

Chính trường Pháp chứng kiến nhiều scandal quấy rối tình dụng liên quan tới các nhân vật lớn như cựu tổng giám đốc IMF hay gần nhất là Bộ trưởng Tài chính và Phó chủ tịch Hạ viện.

Hàng trăm chính trị gia Pháp và các nhà hoạt động vì quyền bình đẳng ngày 10/5 đã lên tiếng phản đối hành vi quấy rối tình dục phụ nữ phổ biến trong chính trường nước này bằng cách ký vào đơn kiến nghị. Họ kêu gọi phá vỡ “luật im lặng” vốn có từ lâu khi các nạn nhân không dám lên tiếng vì sợ bị ảnh hưởng.

Đơn kiến nghị đã được đăng trên trang nhất của tờ Libération, chỉ một ngày sau khi Phó chủ tịch Hạ viện Pháp Denis Baupin buộc từ chức sau khi 8 phụ nữ, gồm 4 nữ chính trị gia trong cùng đảng Xanh (EELV), tố cáo bị ông quấy rối tình dục trong nhiều năm. 

Sàm sỡ và tục tĩu

Một trong số các nữ chính trị gia cáo buộc bị Phó chủ tịch Hạ viện Baupin quấy rối là bà Sandrine Rousseau, theo Guardian. Cựu phát ngôn viên của EELV cho hay, sau cuộc họp đảng tháng 10/2011 về việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào năm sau, Baupin đã tìm cách lạm dụng bà.  

"Khi tôi rời khỏi phòng họp và đứng ngoài hành lang, Denis Baupin tới, dùng ngực đẩy tôi vào tường và cố găng hôn tôi. Tôi phải cố hết sức để đẩy anh ta ra", bà Rousseau kể lại.

hanh vi quay roi o chinh truong Phap anh 1

Phó chủ tịch Hạ viện Pháp Denis Baupin buộc từ chức hôm 9/5 sau các cáo buộc quấy rối tình dục nữ đồng nghiệp. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, Isabelle Attard, cựu nghị sĩ vùng Calvados và rời khỏi EELV cuối năm 2013, tố cáo, ông Baupin "gần như quấy rối bà hàng ngày bằng các tin nhắn khiêu khích và tục tĩu".

Ngoài ra, hai nữ chính trị gia khác của EELV là Elen Debost, phó thị trưởng của thành phố trung tâm Le Mans và Annie Lahmer, thành viên chính quyền Paris, cũng cáo buộc ông Baupin về hành vi tương tự. Theo bà Lahmer, thời điểm ông Baupin quấy rối bà là 15 năm trước.

Trong tuyên bố chiều 9/5, luật sư của Baupin nói, ông "hoàn toàn phủ nhận các cáo buộc quấy rối tình dục và bạo lực tình dục" và "cả hai đều là những khái niệm xa lạ" với chính trị gia 53 tuổi.

Ngụy biện và hủy hoại sự nghiệp

Trong cuốn sách L’Elysée Off được xuất bản hồi tháng 3, một nữ nhà báo Pháp tố cáo Bộ trưởng Tài chính Michel Sapin có hành vi khiếm nhã với cô ngay tại cuộc họp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos hồi năm ngoái. Trong cuốn sách, nhà báo mô tả ông Sapin đã kéo dây áo lót của cô khi cô cúi xuống nhặt bút.

Trước cáo buộc, Bộ trưởng Tài chính ngày 10/5 lập tức phủ nhận và nói chúng là những lời vu khống và “hoàn toàn sai”. Chỉ một ngày sau, ông Sapin chịu thừa nhận đã hành xử “không phù hợp” với nữ nhà báo và khẳng định ông đã xin lỗi nạn nhân. Tuy nhiên, ông này nói không hề có ý định tấn công hay quấy rối tình dục nữ phóng viên và ngụy biện rằng "sự thật" về những gì đã xảy ra "không nên bị nhầm lẫn với quấy rối hoặc tấn công tình dục".

hanh vi quay roi o chinh truong Phap anh 2

Bộ trưởng Tài chính Michel Sapin

. Ảnh: Reuters

Theo Sapin, ông cảm thấy mình phải lên tiếng để làm rõ những gì đã xảy ra. Bộ trưởng Tài chính thừa nhận, ông đang phải chịu áp lực ngày càng tăng khi nhiều nữ chính trị gia, nhà báo và nhà hoạt động đồng loạt lên tiếng phản đối hành vi quấy rối tình dục nghiêm trọng và đang diễn ra trong nền chính trị Pháp.

Các cáo buộc quấy rối liên quan tới Bộ trưởng Tài chính Sapin và Phó chủ tịch Hạ viện Baupin gần đây khiến dư luận Pháp nhớ tới vụ bê bối sex chấn động của cựu Tổng giám đốc Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF), Dominique Strauss-Kahn, cách đây 5 năm.

Bê bối bùng nổ khi cô hầu phòng Nafissatou Diallo cáo buộc bị ông cưỡng bức tại khách sạn ở New York (Mỹ) ngày 14/5/2011. Cáo buộc được đưa ra giữa lúc ông được cho là ứng viên đầy triển vọng cho chức vụ tổng thống Pháp. Bê bối tình dục kéo theo những ngày tối tăm của ông Strauss-Kahn khi trượt sâu xuống vực thẳm sự nghiệp. Ông này phải bỏ kế hoạch tranh cử tổng thống và từ chức tổng từ chức tổng giám đốc IMF. Vụ việc còn khiến ông và vợ là vợ, nhà báo Anne Sinclair, ly thân.

hanh vi quay roi o chinh truong Phap anh 3

Phóng viên

 

Tristane Banon và 

cựu Tổng giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn

. Ảnh: AFP

 

Trong khi bị điều tra về nghi án cưỡng hiếp nữ hầu phòng, cựu Tổng giám đốc IMF tiếp tục lĩnh cáo buộc từ nữ phóng viên kiêm nhà văn người Pháp Tristane Banon. Cô Banon tố cáo ông định cưỡng hiếp mình vào năm 2003, khi cô 23 tuổi.

Không chỉ dừng lại ở đó, ngày 2/2/2015, Strauss-Kahn phải hầu tòa ở thành phố Lille, Pháp vì tội môi giới đường dây mại dâm cao cấp và sử dụng các mối liên hệ kinh doanh của mình để thuê gái mại dâm cho các bữa tiệc tình dục ở hai thành phố Paris, Lille và Washington.

Thậm chí, bê bối tình dục với cô hầu phòng - sự việc hủy hoại sự nghiệp của cựu tổng giám đốc IMF - còn trở thành chủ đề cho bộ phim Welcome to New York (Tạm dịch: Chào mừng tới New York) do đạo diễn nổi tiếng của Mỹ Abel Ferrara sản xuất. 

Scandal của ông Strauss-Kahn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt thì nguyên Bộ trưởng Công vụ Georges Tron bị tố có hành vi sỗ sàng với hai nữ nhân viên khi họ làm việc dưới quyền của ông ở tòa thị chính Draveil từ 2007-2010. Do Tron là một thành viên của đảng Liên minh vì Phong trào nhân dân (UMP) của Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, đảng này cũng chịu "tai bay vạ gió". 

Tại sao không dám tố cáo?

Phần lớn nạn nhân trong các vụ quấy rối tình dục ở “các hành lang quyền lực” tại Pháp đều chọn cách im lặng. Đối với các nữ chính trị gia bị lạm dụng, họ không dám tố cáo hay nói lên sự thật vì lo ngại chuyện sẽ ảnh hưởng tới sự nghiệp.

Clementine Autain, ủy viên hội đồng địa phương của Mặt trận cánh tả, nói với France Info rằng, "mọi người đều biết" về hành vi khiếm nhã đối với đồng nghiệp nữ của Phó chủ tịch Hạ viện Pháp. Tuy nhiên, các nạn nhân không dám lên tiếng vì "không khí chính trị rập khuôn trong một thế giới toàn đàn ông".

"Thế giới chính trị là trường săn tham vọng, trong đó, phụ nữ cố găng để tồn tại... Họ sống trong cô lập và không muốn bị coi là nạn nhân", Autain nói.

 Văn hoá chấp nhận bồ nhí của chính trị gia

Văn hoá Pháp từ lâu vẫn tồn tại việc chấp nhận chuyện chính trị gia có thể có "bồ nhí". Tờ Le Journal du Dimanche dẫn nghiên cứu từ giới chuyên gia cho hay, người Pháp luôn rạnh ròi giữa việc công và việc tư. Các chính trị gia không bị đánh giá dựa trên đời tư mà qua kết quả công việc.

Cố Tổng thống Pháp François Mitterrand có một cuộc tình trong bóng tối với tình nhân Anne Pingeot và họ một cô con gái ngoài giá thú. Khi ông qua đời, cả bà Anne và con gái ngoài giá thú đều tham gia tang lễ cùng đệ nhất phu nhân Danielle. Ở nhiều quốc gia, câu chuyện như vậy sẽ đánh dấu chấm hết cho sự nghiệp của một chính trị gia. Nhưng tại Pháp, dường như nó được chấp nhận theo cách dễ dàng hơn.

Trong bê bối của cựu Tổng giám đốc IMF Strauss-Kahn, một cuộc thăm dò của Ifop hồi tháng 9/2011, 47% người Pháp muốn nhìn thấy ông quay lại chính trường.

Bộ trưởng Tài chính Pháp quấy rối nữ phóng viên?

Bộ trưởng Tài chính Pháp ngày 11/5 thừa nhận đã hành xử “không phù hợp” với một nhà báo nữ, chỉ vài ngày sau bê bối quấy rối tình dục nhằm vào Phó chủ tịch Hạ viện.



Hải Anh

Bạn có thể quan tâm