Diễn viên Adele James trong vai Nữ hoàng Cleopatra. Ảnh: Netflix. |
Trong một tuyên bố ngày 27/4, Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập trích dẫn ý kiến từ các chuyên gia cho rằng Nữ hoàng Cleopatra có “làn da trắng và những đặc điểm của người Hy Lạp”, Guardian đưa tin.
“Các bức phù điêu và tượng của Nữ hoàng Cleopatra là bằng chứng rõ ràng nhất”, tuyên bố cho biết, đồng thời đính kèm các hình minh họa cho thấy Nữ hoàng Cleopatra mang những nét đặc trưng của châu Âu.
Ông Mostafa Waziri, Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập, cũng cho rằng việc miêu tả nữ hoàng nổi tiếng là người da đen chẳng khác gì hành vi “xuyên tạc lịch sử” nước này.
Ông khẳng định lập luận này không có yếu tố phân biệt chủng tộc và được thúc đẩy bởi mong muốn “bảo vệ lịch sử của Nữ hoàng Cleopatra - một phần quan trọng trong lịch sử Ai Cập thời cổ đại”.
Bộ phim Queen Cleopatra (Nữ hoàng Cleopatra) do Jada Pinkett Smith sản xuất dự kiến ra mắt trên Netflix vào ngày 10/5. Trước đó, Netflix đã tung ra trailer bộ phim vào ngày 12/4. Tuy nhiên, trailer đã vấp phải làn sóng phản ứng dữ dội của khán giả ngay khi ra mắt.
Cụ thể, diễn viên đóng Cleopatra trong phim là người da màu. Trong khi đó, theo Greekcitytimes, nữ hoàng Ai Cập thuộc triều đại Ptolemaic và là hậu duệ của tướng Ptolemy I Soter, thuộc tộc người Macedonia. Bà sinh ra ở Ai Cập vào khoảng những năm 70 TCN, nhưng xuất thân là người Hy Lạp.
Điều này khiến nhiều người cho rằng ê-kíp Queen Cleopatra cố tình chiếm đoạt văn hóa. Một bản kiến nghị trực tuyến cáo buộc xuyên tạc lịch sử đã thu được hơn 40.000 chữ ký.
Cuốn Theo dòng lịch sử nghệ thuật lựa chọn 10 tác phẩm truyện tranh nổi bật trong khoảng thời gian 1900-1990. Trong đó, có nhiều đầu truyện về những nhân vật đình đám như Tintin, Mickey hay Người Nhện,...