Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cháu gái vua Minh Mạng và những tư tưởng tiến bộ trong giáo dục

Gia đình chính là trường học đầu tiên của mỗi người. Dạy bảo một đứa trẻ vốn không dễ dàng, thế nên chúng phải học cách làm một người mẹ hiền.

Tình yêu đầy nhục cảm của những người đàn bà trong ‘Sữa và mật’

Tình yêu là dấu đỏ rực rỡ tỏa khắp những vần thơ trong "Sữa và mật", tình yêu đầy chất nhục cảm, khao khát.

Tác giả bài ‘Chùa Hương’ và mối tình với mỹ nhân nức tiếng Hà thành

Bên cạnh mối tình đơn phương với giai nhân áo đen Đỗ Thị Bính, tác giả bài “Chùa Hương” còn có một chuyện tình buồn với một cô gái áo đen bí ẩn khác.

3 nghi án chấn động triều Nguyễn vẫn chưa có lời giải

Những nghi án này đều liên quan đến “lý lịch” của các vua, nên được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tranh luận.


Đạm Phương nữ sử (1881-1947) tên thật là Công Tôn Nữ Đồng Canh, cha của bà là Hoằng Hóa quận vương Nguyễn Phúc Miên Triện, con trai thứ 66 của vua Minh Mạng. Sinh thời, Hoằng Hóa quận vương là một người hiếu học, ham hiểu biết, ông trọng đạo Nho, nhưng cũng không vì thế mà bài xích hay thành kiến với văn hóa phương Tây. Năm 1889, Hoằng Hóa quận vương đã cùng một số quan lại nhà Nguyễn sang Pháp.

Chau gai vua Minh Mang va nhung tu tuong tien bo trong giao duc anh 1

Đạm Phương nữ sử là người dành quan tâm đặc biệt đến vấn đề nữ quyền, mở mang nhận thức cho nữ giới.

Ngay từ khi còn nhỏ, quận chúa Đồng Canh đã bộc lộ tư chất thông minh, ham học hỏi. Bà thông thạo chữ Hán, chữ Nôm, tiếng Pháp và đặc biệt có năng khiếu về văn chương. Sống trong thời buổi chế độ phong kiến suy tàn, để duy trì cuộc sống, bà đã học nhiều nghề thủ công, cũng ngày đêm lo canh cửi, dệt lụa, thêu thùa như bao cô gái bình dân khác.

Không chỉ là một người phụ nữ có xuất thân hoàng tộc “tài mạo song toàn”, đầu thế kỷ 20, Đạm Phương nữ sử còn được biết đến như một một trí thức có tư tưởng tiến bộ, mong muốn cải cách đất nước. Vào thời điểm đó, bà là một trong số ít những người quan tâm đến việc giải phóng tư tưởng cho phụ nữ. Đạm Phương nữ sử cho rằng: Phụ nữ cần trau dồi tài năng và trí tuệ để chăm lo tốt hơn cho gia đình. Việc làm mẹ cũng cần phải học tập một cách bài bản. Thế nên, tác phẩm Giáo dục nhi đồng ra đời.

Đừng nghĩ rằng chỉ cần bản năng bạn sẽ là người mẹ tốt

Ngay từ những lời đầu sách, Đạm Phương nữ sử đã phê phán sự thụ động trong giáo dục của nhiều gia đình Việt Nam lúc bấy giờ. Khái niệm “giáo dục gia đình” còn chưa được hình thành ở nước ta vào thời đó. Bị ảnh hưởng bởi quan niệm “Trời sinh voi, trời sinh cỏ” nên nhiều bậc phụ huynh để mặc cho con cái phát triển tự nhiên, không bảo ban uốn nắn. Thực trạng, “đa sinh thiểu dưỡng” phổ biến trong xã hội.

Chau gai vua Minh Mang va nhung tu tuong tien bo trong giao duc anh 2

Sách Giáo dục nhi đồng của Đạm Phương nữ sử.  Ảnh: NXB Kim Đồng. 

Theo Đạm Phương nữ sử, giáo dục hiểu đơn giản là luyện tập cho người ta những thói quen tốt. Đương nhiên, việc uốn nắn, dạy dỗ từ thuở nhỏ sẽ tốt hơn cho việc định hình nhân cách sau này. Thế nên, giáo dục phải bắt đầu từ gia đình.

Bà cũng đề cao vai trò của người phụ nữ trong việc giáo dục con cái. Bởi người vợ chính là nội tướng trong gia đình. Nếu người đàn bà chỉ biết sinh con ra mà không chú ý bảo ban, nuôi dạy chúng thì đó là một việc làm hoàn toàn sai lầm, người mẹ ấy đã thất bại. Bởi xưa kia đã có câu:“Cha sinh không bằng mẹ dưỡng”, tương lai của một con người không thể trông chờ vào số mệnh. Giáo dục quyết định rất lớn đến sự thành bại của một cá nhân.

Trong cuốn sách của mình, Đạm Phương nữ sử đã đưa ra 2 khái niệm cốt lõi trong việc dạy dỗ, bảo ban một đứa trẻ, đó là: Giáo dục và tập dưỡng. Nếu “giáo dục” là một quá trình tương tác hai chiều giữa cha mẹ và con cái, thì “tập dưỡng” chỉ đơn giản là hình thành thói quen cho bé. Theo tác giả, khi đứa trẻ khoảng 3 tuổi, chúng ta mới có thể giáo dục chúng, vì lúc đó đứa bé mới hình thành nhận thức. Còn quá trình “tập dưỡng” phải được bắt đầu từ thuở lọt lòng.

Các bà mẹ nên tập cho bé ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc, từ đó xây dựng một lịch sinh hoạt cụ thể cho con. Không được tùy ý thanh đổi thói quen ăn ngủ của trẻ, nếu làm như vậy thể chất của bé sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến việc quấy khóc, cáu gắt. Để luyện được cho bé thói quen ăn ngủ đúng giờ, người mẹ phải kiên trì, chú ý quan sát con một cách kỹ càng.

Chau gai vua Minh Mang va nhung tu tuong tien bo trong giao duc anh 3

Từ nhỏ, nên tập cho bé những thói quen tốt.  Ảnh: Baomoi.com. 

Đạm Phương nữ sử cho rằng người chồng nên đóng vai trò “cố vấn” cho vợ trong quá trình nuôi dạy con. Đừng để đứa trẻ thấy sự xung đột của cha mẹ trong việc bảo ban, dưỡng dục con cái. Bà rất tâm đắc với câu ngạn ngữ của phương Tây: “Con cái là tấm gương phản chiếu hình ảnh cha mẹ”. Vì vậy, trước mặt con nhỏ cha mẹ nên tiết chế và kiểm soát hành vi của mình, nên nói điều hay, cư xử văn minh. Từ đó, con trẻ cũng sẽ tiếp thu được những bài học về sự lương thiện và lẽ phải một cách thật tự nhiên.

Cuốn cẩm nang hữu ích cho những bà mẹ hiện đại

Giáo dục nhi đồng được in lần đầu năm 1942, cách đây đã hơn 70 năm, nhưng đến nay nó vẫn là một cuốn cẩm nang hữu ích cho các bà mẹ trẻ hiện nay. Không chỉ được viết bằng kinh nghiệm của một bà mẹ đã từng nuôi dạy 6 người con, tác phẩm này còn tham khảo nhiều phương pháp giáo dục nổi tiếng thế giới, mà cho đến nay vẫn được nhiều quốc gia phát triển áp dụng như: Phương pháp Montessori, phương pháp Froebel…

Được viết bởi một tác giả người Việt, nên độc giả sẽ tìm thấy nhiều câu chuyện quen thuộc trong quá trình nuôi dạy con nhỏ mà mình đã trải qua. Đó là sự xung đột thế hệ, những điểm khác nhau trong tư tưởng giữa ông bà và cha mẹ. Trong khi người mẹ muốn con tự lập, luyện cho con ăn ngủ đúng giờ, thì bà lại thấy xót xa khi cháu khóc, hay vì yêu chiều mà bế bồng cháu cả ngày. Từ đó, mẹ chồng và nàng dâu dễ nảy sinh mâu thuẫn.

Chau gai vua Minh Mang va nhung tu tuong tien bo trong giao duc anh 4

Những lời khuyên của tác giả vẫn hữu ích với các bà mẹ hiện đại. Ảnh: Dantri.com.vn.

Một quan niệm rất tiến bộ trong Giáo dục nhi đồng của Đạm Phương nữ sử chính là “Cha mẹ đừng coi con trẻ như một thứ đồ chơi”, hãy tôn trọng những cảm xúc cá nhân của trẻ. Đến những nơi đông người, nếu con tỏ ra nhút nhát, đừng vì thế mà lo lắng. Khi nhà có nhiều khách khứa đến thăm, cũng đừng bắt trẻ làm hết trò này, đến trò kia để “mua vui” cho người lớn, hay để thể hiện rằng con mình phát triển vượt trội, thông minh hơn chúng bạn.

Cha mẹ không thể ở bên con cái suốt đời, nên hành trang quan trọng nhất mà chúng ta cần chuẩn bị cho các bé đó chính là tính tự lập. Giáo dục một con người là hành trình rất gian nan, vì vậy người mẹ cần kiên trì và vững tin vào lựa chọn của mình. Các bạn hãy tương tác và lắng nghe con trẻ, để vừa là thầy và cũng là người bạn của con.

Thụy Oanh

Bạn có thể quan tâm