Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Châu Âu ngưng vaccine AstraZeneca không chỉ vì lo ngại khoa học

Trong khi bằng chứng về tác dụng phụ của vaccine AstraZeneca còn hạn chế, các chính phủ châu Âu vẫn tạm ngừng sử dụng vì những nhân tố khác ngoài khoa học.

Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ireland, Đan Mạch, Na Uy và Hà Lan đã hoãn sử dụng vaccine của Oxford/AstraZeneca để chủng ngừa Covid-19. Dù Cơ quan Y tế châu Âu (EMA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn khuyến khích sử dụng loại vaccine này, với báo cáo khoa học của AstraZeneca vừa qua bác bỏ thông tin sản phẩm gây rối loạn đông máu, các chính phủ châu Âu vẫn chọn phương án cẩn trọng.

Lệnh tạm ngưng sử dụng vaccine AstraZeneca được các nước thông báo sau khi ghi nhận nhiều trường hợp người tiêm vaccine có triệu chứng đông máu hoặc giảm tiểu cầu, gây mất máu nguy hiểm.

Một vài trường hợp người tiêm vaccine sau đó tử vong đã được ghi nhận ở Áo và Italy. Cả hai nước đã tạm ngưng sử dụng lô vaccine có liên quan, nghi ngờ sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Na Uy cũng có một ca tử vong vì giảm tiểu cầu và 3 trường hợp nhập viện.

Chau Au dung vaccine AstraZeneca anh 1

Người dân tại thành phố Milan, Italy, được tiêm vaccine AstraZeneca ngay trong xe khi đến điểm tiêm ngừa Covid-19 lưu động. Ảnh: Reuters.

Khoa học bảo vaccine an toàn

WHO và EMA đã vào cuộc điều tra, nhưng đến nay chưa tìm thấy bằng chứng nào về mối liên hệ giữa vaccine AstraZeneca và các ca tử vong. Giới chuyên gia nhận thấy số ca đông máu và giảm tiểu cầu ở người được tiêm vaccine cũng không cao hơn số trường hợp ở người không tiêm vaccine.

Hội Huyết khối và Cầm máu Quốc tế ngày 12/3 cũng nhận định "một vài ca bệnh liên quan đến chứng huyết khối trong số hàng triệu người được tiêm vaccine Covid-19 không thể chứng tỏ mối liên hệ trực tiếp giữa hai vấn đề".

Các bằng chứng đến nay cho thấy hiện tượng rối loạn đông máu ở người được tiêm vaccine cũng không nhiều hơn bình thường. Tổ chức chuyên gia quốc tế thậm chí khuyến cáo người có bệnh nền về rối loạn đông máu, từng sử dụng thuốc giảm đông máu tiêm vaccine Covid-19.

Tại Anh, cơ quan quản lý dược lẫn ủy ban chủng ngừa quốc gia vẫn khuyến cáo chính phủ tiếp tục sử dụng vaccine Covishield do Oxford và AstraZeneca phối hợp phát triển.

"Anh đã cho tiêm 11 triệu liều vaccine AstraZeneca và không ghi nhận biến động về số ca đông máu kể từ khi bắt đầu sử dụng vaccine này", tiến sĩ Anthony Harden, Phó chủ nhiệm Ủy ban Phối hợp về Tiêm ngừa và Miễn dịch (JCVI) của Anh, chia sẻ.

Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Sản phẩm sức khỏe (MHRA) của Anh cũng phối hợp chặt chẽ cùng đối tác quốc tế, đánh giá những trường hợp bị nghi là biến chứng sau khi tiêm vaccine. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định "những bằng chứng hiện không cho thấy vaccine là nguyên nhân".

Chau Au dung vaccine AstraZeneca anh 2

Vaccine Covidshield do Oxford và AstraZeneca cùng phát triển. Ảnh: Reuters.

Chính phủ châu Âu vẫn cẩn trọng

Hãng AstraZeneca cho biết mới có 15 trường hợp mắc chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và 22 ca tắc mạch phổi tại các nước Liên minh Châu Âu (EU) và Anh tính đến ngày 8/3. Mức này "còn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ mắc bệnh thông thường ở cùng quy mô dân số và tương tự với những vaccine Covid-19 khác đã được cấp giấy phép".

Dù vậy, chính phủ các nước châu Âu vẫn kiên quyết tạm ngưng sử dụng Covishield. Tác dụng phụ đối với người tiêm vaccine, dù thuộc dạng hiếm có khả năng xảy ra, vẫn khó được các nhà khoa học loại bỏ hoàn toàn do sản phẩm được phát triển chỉ qua thử nghiệm với vài chục nghìn người.

Trường hợp tương tự đã xảy ra trong đại dịch cúm lợn năm 2009. Các nghiên cứu sau đại dịch phát hiện đến 55.000 trường hợp tiêm vaccine Pandemrix ở trẻ em mắc chứng rối loạn giấc ngủ mạn tính.

Tại Anh, khoảng 100 trường hợp đã được ghi nhận. Người mắc chứng này có thể ngủ ngất đi ngay trong ngày dù không có dấu hiệu mỏi mệt.

Chính phủ các nước châu Âu muốn đặc biệt cẩn trọng với mọi trường hợp rối loạn đông máu bất thường và có khả năng liên quan đến vaccine Covid-19. Bệnh nhân 60 tuổi tử vong tại Đan Mạch sau khi tiêm vaccine AstraZeneca xuất hiện các triệu chứng "đặc biệt bất thường", theo ghi nhận của cơ quan y tế nước này. Na Uy cũng khẳng định 3 ca nhập viện vì rối loạn đông máu "có triệu chứng không bình thường".

Các chính khách cũng cần cân nhắc những yếu tố ngoài bằng chứng khoa học, điển hình là mức tin tưởng của người dân vào vaccine và các bộ ngành liên quan.

Pháp đang chật vật với chiến dịch chủng ngừa Covid-19 khi người dân có định kiến với các hãng dược. Dù chính phủ đã mua hàng triệu liều vaccine Covid-19, người dân nước này vẫn không mấy mặn mà với việc tiêm ngừa. Tỷ lệ tiêm ngừa bệnh sởi, rubella và quai bị tại Pháp cũng ở mức thấp.

Trong khi đó, Đức chỉ hạn chế tiêm vaccine AstraZeneca cho người trên 65 tuổi. Cơ quan y tế nước này nhận thấy hãng dược chưa có đủ bằng chứng đảm bảo vaccine an toàn và hiệu quả đến mức nào đối với nhóm dân số cao tuổi.

Vấn đề nguồn cung cũng khiến một số chính phủ châu Âu cân nhắc tạm ngưng sử dụng vaccine AstraZeneca.

Hãng dược Anh - Thụy Điển tiếp tục giảm lượng hàng giao cho các nước châu Âu trong quý I/2021 còn 30 triệu liều, tương đương 1/3 hứa hẹn ban đầu. Việc hoãn tiêm ngừa bằng AstraZeneca vì vậy vẫn là quyết định dễ dàng hơn ở các nước EU, khác với kho vaccine dư thừa tại Anh.

Thêm Tây Ban Nha ngưng sử dụng vaccine AstraZeneca

Tây Ban Nha ngày 15/3 thông báo ngừng sử dụng vaccine Covid-19 của AstraZeneca trong ít nhất hai tuần vì lo ngại tác dụng phụ.

WHO kêu gọi thế giới tiếp tục tiêm vaccine AstraZeneca

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia không nên dừng kế hoạch tiêm chủng với vaccine của AstraZeneca, trong bối cảnh có nhiều báo cáo về tác dụng phụ.

Đức, Pháp và Italy ngừng tiêm vaccine AstraZeneca

Ba nước lớn nhất châu Âu đồng loạt đình chỉ việc sử dụng vaccine Covid-19 của hãng AstraZeneca ngày 15/3 để đề phòng, trong khi chờ thêm báo cáo về nguy cơ đông máu.

Ong Trump len tieng hinh anh

Ông Trump lên tiếng

0

Phản ứng trên mạng xã hội sau khi đề cử bộ trưởng Tư pháp của mình rút lui, ông Trump đề cao Gaetz vì đã đứng sang một bên để tránh thành "mối sao nhãng" trong chính quyền mới.

Thanh Danh

Bạn có thể quan tâm