Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chấn thương - nỗi ám ảnh của mọi vận động viên

Chấn thương trong thể thao không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, phong độ thi đấu mà thậm chí có thể khiến nhiều vận động viên phải giã từ sự nghiệp khi đang ở đỉnh vinh quang.

Thi đấu thể thao chuyên nghiệp, các vận động viên (VĐV) luôn thường trực với nguy cơ dính chấn thương. Khởi động chưa kỹ càng, thực hiện động tác đòi hỏi độ khó cao hay một chút lơ là, đều có thể khiến VĐV gặp phải chấn thương, thậm chí đối mặt nguy cơ giải nghệ sớm.

Những chấn thương hủy hoại vận động viên

Theo thống kê từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) thực hiện vào năm 2018, các bộ môn thể thao dẫn đến chấn thương nhiều nhất cho người chơi là bóng đá, bóng rổ và bóng bầu dục. Những vị trí trên cơ thể dễ chấn thương là cổ chân (15%), tay (12%), đầu gối (9%), mặt (7%).

Vitatree Glucosamine 1500 Plus Shark Cartilage anh 1

Bóng đá là một trong những môn thể thao khiến VĐV gặp nhiều chấn thương bậc nhất. Ảnh: Reuters.

Trong thi đấu chuyên nghiệp, nhất là môn thể thao mang tính đối kháng cao, gặp nhiều va chạm, hoạt động với cường độ mạnh, tần suất dày đặc, việc VĐV gặp chấn thương là thường xuyên.

Với những chấn thương nhẹ như căng cơ, chuột rút, bong gân, VĐV có thể vượt qua hoặc nhanh chóng giải quyết để quay lại thi đấu. Tuy nhiên, những chấn thương nặng hay nghiêm trọng như nứt gãy xương, đứt dây chằng, rách cơ có thể khiến VĐV mất nhiều tháng điều trị, phục hồi.

Không ít trường hợp vì chấn thương quá nặng, thời gian điều trị lâu, đã không lấy lại được phong độ đỉnh cao hoặc buộc phải giã từ sự nghiệp sớm.

Gần nhất, trong kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 được tổ chức tại Việt Nam, không ít vận động viên nổi bật đã phải “ngồi nhà” theo dõi SEA Games do chấn thương bất ngờ ập đến. Ngôi sao điền kinh của Philippines, Thái Lan; tay vợt chủ lực của bóng bàn Singapore và một số gương mặt nổi bật khác đều khiến khán giả nuối tiếc khi không thể so tài tại kỳ thể thao lớn nhất Đông Nam Á.

Vitatree Glucosamine 1500 Plus Shark Cartilage anh 2

Nhiều ngôi sao thể thao khu vực Đông Nam Á không thể tham dự SEA Games 31 vì chấn thương. Ảnh: AFP.

Chưa kể, với tinh thần lên cao, quyết tâm giành thành tích, nhiều VĐV có chấn thương không quá nặng chấp nhận mạo hiểm uống thuốc giảm đau để thi đấu. Điều này phần nào khiến các chấn thương nặng thêm, gây ra hậu quả nghiêm trọng, di chứng kéo dài, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Không riêng với những bộ môn mang tính đối kháng cao, ở các môn thi đấu cá nhân, VĐV cũng phải e dè vì chấn thương có thể ập đến bất cứ lúc nào. Bởi bên cạnh thể lực, VĐV cần có sự dẻo dai, linh hoạt và khéo léo để thực hiện các động tác mang tính kỹ thuật cao.

Giảm thiểu và đối mặt với chấn thương đúng cách

Bên cạnh đảm bảo thể lực, việc giúp VĐV tránh gặp chấn thương nghiêm trọng khi luyện tập, thi đấu cũng là điều HLV ưu tiên hàng đầu. Nghiên cứu từ CDC chỉ ra hơn một nửa trường hợp chấn thương trong thể thao có thể ngăn ngừa được.

Để làm được điều này, VĐV cần có cường độ luyện tập phù hợp, nghỉ ngơi đúng cách, nhất là trước thềm các giải đấu lớn, đại hội thể thao.

Vitatree Glucosamine 1500 Plus Shark Cartilage anh 3

Việc khởi động, làm nóng giúp cơ thể sẵn sàng hoạt động ở cường độ cao. Ảnh: Ngọc Lê.

Bên cạnh đó, bước khởi động, làm nóng cũng như các bài tập giúp thả lỏng cơ đều không thể xem nhẹ. Không hiếm trường hợp VĐV không khởi động đúng cách, cơ thể chưa sẵn sàng lao vào thực hiện các bài tập nặng nên gặp chấn thương dai dẳng. Thế nên, dù khởi động trước khi tập luyện, thi đấu hay thả lỏng cơ bắp, dành thời gian phục hồi đều là những quy trình cần thực hiện đầy đủ.

Yếu tố khác không kém phần quan trọng, có thể giúp VĐV hạn chế chấn thương, hồi phục nhanh hơn chính là chế độ dinh dưỡng cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu.

Vitatree Glucosamine 1500 Plus Shark Cartilage anh 4

VĐV phải có lịch tập hợp lý, chế độ dinh dưỡng phù hợp và bổ sung chất dinh dưỡng đảm bảo xương khớp chắc khỏe.

Trong đó, chế độ dinh dưỡng không chỉ cung cấp các thực phẩm giúp duy trì, nâng cao nền tảng thể lực, mà cần mang đến sự dẻo dai, linh hoạt, chắc khỏe cho cơ xương khớp.

Dựa vào từng thể trạng, các chuyên gia sẽ có phác đồ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng riêng biệt. Song, hầu hết VĐV cần bổ sung glucosamine để duy trì sự khỏe mạnh của xương khớp. Cơ chế hoạt động của glucosamine là tác động sâu vào từng mô khớp, hỗ trợ tái tạo và bảo vệ sụn khớp, giúp xương khớp toàn thân chắc khỏe.

Sở hữu khung xương vững chãi, sụn khớp đảm bảo sự bền bỉ và cơ bắp dẻo dai, các VĐV sẽ có được sự ổn định về thể trạng, giảm thiểu chấn thương hay hồi phục nhanh hơn để có thể quay lại thi đấu.

Ngoài việc tự tổng hợp trong cơ thể, glucosamine còn được khuyến khích bổ sung thông qua chế độ ăn uống hoặc các thực phẩm có chứa dưỡng chất này. Vitatree Glucosamine 1500 plus Shark Cartilage với thành phần chính là glucosamine, sụn cá mập giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng xương khớp và chức năng sụn khớp.

Zing News phối hợp Vitatree - thương hiệu sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Australia - thực hiện tuyến nội dung "Xương chắc khớp khỏe, thể thao vui vẻ", đề cao việc quan tâm sức khỏe xương khớp trong thi đấu, luyện tập thể thao.

Vitatree hiện có hơn 40 sản phẩm được nhập khẩu chính hãng và phân phối tại thị trường Việt Nam. Trong đó, Vitatree Glucosamine 1500 plus Shark Cartilage là sản phẩm giúp bổ sung glucosamine hỗ trợ duy trì sức khỏe xương khớp và chức năng sụn khớp. Vận động viên, người chơi thể thao sẽ giảm thiểu được nguy cơ, dễ dàng hồi phục chấn thương khi có hệ xương khớp khỏe mạnh.

Độc giả có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây. Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Những nỗi ám ảnh sức khỏe của vận động viên và người chơi thể thao

Đằng sau những tấm huy chương là chặng đường dài khổ luyện của các vận động viên, đi kèm với đó là nhiều nỗi ám ảnh không phải ai cũng biết.

Cách vận động viên ‘bảo dưỡng’ xương khớp

Vận động viên thường gặp các chấn thương thể thao liên quan đến xương khớp. Vì vậy, việc chú trọng bảo vệ sức khỏe xương khớp là điều rất quan trọng.

Nguy cơ chấn thương nếu không ‘làm nóng’ cơ thể

Việc vận động mạnh, tập thể thao cường độ cao nhưng bỏ qua bước khởi động sẽ khiến làm tăng nguy cơ gặp chấn thương.

Cơ Thụy

Bạn có thể quan tâm