Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

CEO Microsoft tự tin đánh bại Google nhờ AI

Việc tích hợp mô hình ngôn ngữ OpenAI vào công cụ tìm kiếm Bing và trình duyệt Edge sẽ giúp Microsoft tăng sức cạnh tranh với các phần mềm tương tự của Google.

Satya Nadella, CEO Microsoft trong sự kiện giới thiệu chatbot trong Bing và Edge. Ảnh: Microsoft.

Ngày 8/2, Microsoft công bố tích hợp mô hình ngôn ngữ của OpenAI vào công cụ tìm kiếm Bing. Trình duyệt Edge cũng được bổ sung chatbot, giúp người dùng tương tác giống với ChatGPT.

Trong cuộc phỏng vấn với The Verge, CEO Satya Nadella của Microsoft lạc quan về tương lai chatbot. Ông cho rằng các cải tiến liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ giúp công ty tăng sức cạnh tranh với Google.

Lợi thế của sự hợp tác

Microsoft đã đầu tư vào OpenAI, công ty đứng sau ChatGPT trong nhiều năm. Theo Nadella, mối hợp tác giữa 2 công ty diễn ra trên nhiều khía cạnh. Cơ sở hạ tầng để vận hành và huấn luyện mô hình của OpenAI do Microsoft cung cấp với nhiều điểm khác biệt so với hạ tầng đám mây thông thường.

"Tất nhiên, chúng tôi có thể kết hợp các mô hình vào sản phẩm, giúp chúng xuất hiện trong nền tảng Azure AI. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận về tiền hoàn vốn đầu tư và thương mại", CEO Microsoft chia sẻ.

Tiếp theo, Nadella nhấn mạnh tầm quan trọng của bộ dữ liệu dùng để huấn luyện AI, xoay quanh chất lượng, nguồn gốc và độ an toàn. Những yếu tố này được chú trọng nhiều hơn khi mô hình ngôn ngữ được áp dụng vào công cụ tìm kiếm.

Chatbot trong Microsoft Bing anh 1

Mô hình ngôn ngữ AI trong Microsoft Edge có cách tương tác bằng trò chuyện giống ChatGPT. Ảnh: CNN.

Với công cụ tìm kiếm truyền thống, người dùng có thể lướt hàng loạt kết quả rồi nhấn vào website phù hợp. Điều đó mang đến lượt tương tác, tăng doanh thu quảng cáo cho chủ trang web.

Tuy nhiên với format hỏi đáp, công cụ sẽ phản hồi trực tiếp, dựa trên các website và thông tin có sẵn.

Theo Nadella, việc chia sẻ quyền lợi với website rất quan trọng. Cách trang web tạo ra doanh thu dựa trên tìm kiếm và SEO trong bối cảnh mới sẽ là chủ đề đáng thảo luận trong những năm tiếp theo. Đến lúc đó, câu trả lời từ chatbot có thể liên kết đến nguồn cung cấp thông tin.

"Mục tiêu cuối cùng là đặt đường dẫn vào mọi thứ, dù đó là trang kết quả tìm kiếm, câu trả lời hay một phiên chat", CEO Microsoft chia sẻ.

Tăng sức cạnh tranh với Google

Nếu mô hình ngôn ngữ OpenAI có thể giúp Bing cạnh tranh với Google Search, việc bổ sung chatbot vào Edge được xem là cơ hội giúp trình duyệt của Microsoft cạnh tranh tốt hơn với Chrome.

Microsoft đã hợp tác với Google để đưa một số ứng dụng lên Play Store và ChromeOS. Trả lời câu hỏi liệu loạt tính năng AI có khiến mối quan hệ giữa 2 bên rạn nứt hay không, Nadella nhận định điều quan trọng là Microsoft sẽ khiến Google nhanh chóng ra mắt sản phẩm tương tự để cạnh tranh.

"Tôi ngưỡng mộ Google với những gì đã làm. Họ là công ty với tài năng lớn, tôi rất tôn trọng Sundar Pichai và đội ngũ của anh ấy. Do đó, tôi chỉ muốn tất cả cùng đổi mới", CEO Microsoft chia sẻ.

Nói thêm về chatbot trong Bing, Nadella cho biết đây là mô hình ngôn ngữ thế hệ mới, mang tên Prometheus và dành riêng cho tìm kiếm.

Chatbot trong Microsoft Bing anh 2

Giao diện tương tác của chatbot trong trang tìm kiếm Bing. Ảnh: Microsoft.

"Khi lần đầu nhìn thấy mô hình vào mùa hè năm 2022, tôi xem đây là bước ngoặt thay đổi lĩnh vực tìm kiếm", Nadella chia sẻ.

Lúc đó, ông suy nghĩ rằng nếu áp dụng rộng rãi, sản phẩm có thể tạo doanh thu lớn, giúp Microsoft tăng thị phần trong thị trường tìm kiếm.

"Về mặt kinh tế học, lĩnh vực tìm kiếm rất thú vị. Chúng tôi có một doanh nghiệp sinh lời nhưng thị phần rất nhỏ. Do đó, tôi chỉ mong mỗi ngày có thêm ít người dùng và tỷ suất lợi nhuận cao hơn một chút", CEO Microsoft nói thêm.

Trở lại chủ đề bản quyền và nguồn gốc nội dung, Nadella khẳng định chatbot của Bing vẫn mang về lượt truy cập cho website.

Một số rắc rối pháp lý có thể xảy ra. Tuy nhiên theo quan điểm của CEO Microsoft, sự cạnh tranh trong thị trường công cụ tìm kiếm có thể mang đến lợi ích cho các website lẫn người dùng.

Trải nghiệm ChatGPT: chưa thực sự thông minh ChatGPT là siêu chatbot đang gây bão mạng xã hội nhiều ngày qua bởi khả năng tương tác giống người. Tuy vậy, công cụ còn nhiều hạn chế khi dữ liệu chỉ được nạp đến cuối năm 2021.

Xuất bản học thuật phủ nhận tác quyền của ChatGPT

Hiện có một làn sóng lo ngại rằng AI, với những nghiên cứu thiếu sót hay thậm chí bịa đặt, có thể gây nguy hại cho các tài liệu học thuật. Springer-Nature, một đơn vị xuất bản gần 3.000 tạp chí, đã cập nhật chính sách của mình, tuyên bố rằng ChatGPT không thể được liệt kê là tác giả. Nhiều đơn vị xuất bản khác đã thực hiện những cập nhật tương tự.

Siêu AI phá hỏng kế hoạch của Google và Meta

Sự xuất hiện của ChatGPT khiến các "ông lớn" như Google, Microsoft hay Meta không thể phát triển những dự án AI một cách thận trọng như trước.

Khối tài sản của 'cha đẻ' ChatGPT

Sở hữu tài sản lên tới 2 tỷ USD, CEO OpenAI Sam Altman đang ngày càng giàu lên nhờ ChatGPT.

ChatGPT chỉ cần 2 năm để hạ gục Google

Cha đẻ Gmail bày tỏ quan điểm cho rằng những công cụ trí tuệ nhân tạo như ChatGPT sẽ đặt dấu chấm hết cho Google trong vòng tối đa 2 năm.

Phúc Thịnh

Bạn có thể quan tâm