Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Câu chuyện phía sau bức ảnh của năm

Gia đình của Mustafa mong muốn khi bức ảnh đã đưa sự chú ý của cả thế giới tới số phận của cậu bé, hy vọng chữa trị và tìm kiếm chân, tay giả của em sẽ được nhen nhóm.

Người đàn ông Syria Munzir al-Nazzal phải vật lộn với cuộc sống kể từ khi bị thương trong vụ đánh bom ở khu chợ tại quê nhà và bỏ trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, điều đè nặng tâm trí ông suốt thời gian qua không phải chiếc chân ông đã mất mà là tương lai của cậu con trai 5 tuổi - Mustafa. Cậu bé sinh ra đã không có tay, chân.

buc anh cua nam anh 1

Bức ảnh “Cuộc sống Khốn khổ” của nhiếp ảnh gia Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Aslan đoạt giải bức ảnh của năm tại giải Siena International Photo Awards. Ảnh: Washington Post.

Hai cha con này là chủ đề trong tấm hình của nhiếp ảnh gia Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Aslan đoạt giải bức ảnh của năm giữa hàng nghìn tác phẩm tham gia giải thưởng thường niên Siena International Photo Awards.

“Chúng tôi muốn thu hút sự chú ý đến câu chuyện này”, ông Aslan nói. Nhiếp ảnh gia này hy vọng hình ảnh sẽ làm nổi bật hành trình tìm chân, tay giả của trẻ em tị nạn. “Cậu bé luôn có nhiều năng lượng. Người cha dường như đã bỏ cuộc”, vị nhiếp ảnh gia chia sẻ.

Tác giả bức ảnh của năm nói với Washington Post rằng ông gặp Munzir al-Nazzal - người cha có ba đứa con - ở phía nam Thổ Nhĩ Kỳ gần biên giới Syria, nơi họ sinh sống trong một cửa hàng. Gia đình này đã chuyển tới đây nhằm nỗ lực giúp Mustafa có thể được chữa trị và tìm kiếm chân, tay giả đặc biệt.

“Tôi đã đi hết bệnh viện này tới bệnh viện khác. Không có nơi nào trong thị trấn mà tôi chưa từng hỏi về việc này nhưng vẫn chưa có kết quả”, ông Munzir nói với Washington Post.

Mustafa mắc hội chứng rối loạn tetra-amelia bẩm sinh - còn được gọi là nhiễm sắc thể lặn tetraamelia hay hội chứng thiếu tứ chi. Cậu bé mỉm cười khi nằm lăn trên thảm, trước khi được em gái bế và đặt lên ghế sofa, Washington Post mô tả chuyến thăm gia đình.

“Thằng bé rất thông minh”, cha Mustafa chia sẻ.

Gia đình ông Munzir chủ yếu sống dựa vào sự trợ giúp từ thiện trong hơn 3 năm qua, kể từ khi họ trốn chạy khỏi Idlib, thành trì cuối cùng ở Syria nằm trong tay lực lượng nổi dậy sau 10 năm nội chiến. Các cuộc tấn công vẫn không ngừng xảy ra ở đây.

Góc phía bắc Syria này nằm dọc theo biên giới rải rác các trại chật ních người tị nạn. Trong một thập kỷ xung đột, hàng triệu người Syria đã chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác trong khu vực.

Nhiếp ảnh gia Aslan hy vọng bức ảnh của ông cũng có thể giúp giảm bớt những phản ứng dữ dội đối với các cộng đồng người tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ, khi không ít người dân địa phương đang đổ lỗi cho người tị nạn về những khó khăn về kinh tế.

Bức ảnh - mang tên “Cuộc sống Khốn khổ” - được hội đồng giám khảo mô tả là “gây cảm xúc mạnh mẽ”. Tác phẩm sẽ được trưng bày cùng nhiều bức ảnh khác tại triển lãm ở Italy trong tháng này.

“Bức tranh đã chạm tới thế giới”, bà Zeinab, mẹ của cậu bé, cho biết.

“Chúng tôi đã cố gắng trong nhiều năm để tiếng nói của mình được lắng nghe, để tìm cách điều trị cho con. Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì có thể mang lại cho con một cuộc sống tốt đẹp hơn”, bà trải lòng.

Bức ảnh khiến nước Mỹ chấn động

Cảnh tượng kỵ binh Mỹ dùng lời thô tục và roi ngựa để đe dọa, ngăn người Haiti nhập cảnh làm dấy lên làn sóng phản đối về chính sách nhập cư của nước này.

Bãi biển Đan Mạch chuyển đỏ vì 1.400 con cá heo bị giết

Những bức ảnh cho thấy vùng biển nhuộm đỏ máu từ xác chết của hơn 1.400 con cá heo hông trắng trong cuộc săn bắt tại quần đảo Faroe đã gây phẫn nộ trên mạng xã hội.

Hồng Đậu

Bạn có thể quan tâm