Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chiêu lừa ghi danh ký túc xá nhắm vào sinh viên

Một số đối tượng mạo danh Trường Đại học Y Hà Nội, thông báo ghi danh ký túc xá để chiếm đoạt tiền của sinh viên.

Đối tượng lừa đảo lợi dụng nhu cầu đăng ký ký túc xá của sinh viên để chiếm đoạt tiền. Ảnh minh họa: Alamy.

Trong bản tin tuần vừa qua, Cục An toàn thông tin (ATTT) - Bộ Thông tin & Truyền thông, tiếp tục cảnh báo một số hình thức lừa đảo trực tuyến đáng chú ý.

Trước các thủ đoạn lừa đảo ngày càng phức tạp, người dùng cần thường xuyên cảnh giác, bảo vệ bản thân trên không gian mạng để tránh bị lừa chiếm đoạt tài sản.

Lừa sinh viên chuyển phí ký túc xá

Mới đây, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết đã nhận thông tin về việc một số đối tượng lợi dụng danh tiếng của trường để mạo danh, thông báo đăng ký ký túc xá trái phép trên mạng xã hội.

Cụ thể, các đối tượng tự nhận cán bộ Trường Đại học Y Hà Nội, lập nhóm Facebook có tên "Đại học Y Hà Nội - HMU" để tiếp cận thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào trường, sau đó tư vấn và dụ dỗ các bạn chuyển tiền để được đăng ký chỗ ở ký túc xá sớm.

Lợi dụng nhu cầu đăng ký ký túc xá của sinh viên, thông qua bài đăng thắc mắc trên nhóm, các đối tượng chủ động liên hệ, tư vấn nhiệt tình và đưa ra các khoản phí nếu thí sinh muốn có chỗ ở sớm.

Dang ky ky tuc xa anh 1

Cảnh báo chiêu lừa đảo sinh viên chuyển tiền đăng ký chỗ ở ký túc xá. Ảnh: Cục ATTT.

Khi nhận thấy thí sinh chần chừ chuyển tiền, các đối tượng thúc giục với lý do “trường đã họp chốt điểm chuẩn, chỉ chờ ngày công bố” hoặc “nhà trường họp chốt số lượng người ở ký túc xá trong chiều nay”.

Chúng yêu cầu gửi thông tin và chuyển tiền lập tức, hứa hẹn nếu thí sinh không đỗ sẽ hoàn lại tiền.

Trước tình hình lừa đảo, Cục ATTT khuyến cáo học sinh, sinh viên đề cao cảnh giác khi tìm kiếm thông tin liên quan đến trường đại học trên mạng xã hội.

Khi giao tiếp với người lạ, cần xác minh kỹ thông tin đối tượng, hạn chế chia sẻ thông tin và dữ liệu cá nhân. Tuyệt đối không chuyển tiền cho người lạ trong bất kỳ trường hợp.

Khi có nhu cầu tra cứu, thí sinh nên truy cập cổng thông tin của trường đại học, cổng thông tin điện tử cho sinh viên hoặc liên hệ trực tiếp cán bộ làm việc tại trường thông qua số điện thoại chính thống.

Mạo danh Cục Quản lý xuất nhập cảnh để lừa đảo

Mới đây, Công an TP. Hà Nội đã cảnh báo hành vi giả mạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Qua công tác nắm tình hình, lực lượng quản lý xuất nhập cảnh phát hiện các đối tượng giả mạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thông qua hành vi làm giả giấy tờ xuất cảnh lao động.

Ban đầu, đối tượng lừa đảo tìm người có nhu cầu xuất cảnh trên mạng xã hội. Chúng tiếp cận và hướng dẫn họ thực hiện các thủ tục, yêu cầu gửi ảnh chân dung và CCCD để cấp hộ chiếu.

Sau một thời gian, đối tượng gửi ảnh hộ chiếu giả (hình ảnh được cắt ghép, chỉnh sửa thông tin), thông báo chi phí xuất cảnh và yêu cầu nạn nhân đóng các khoản phí vào tài khoản ngân hàng do chúng cung cấp.

Dang ky ky tuc xa anh 2

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo giả mạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Ảnh: Cục ATTT.

Kẻ lừa đảo còn gửi ảnh chụp visa giả nhằm chiếm dụng lòng tin, đồng thời thông báo thời gian xuất cảnh, yêu cầu nạn nhân có mặt tại sân bay để nhận giấy tờ và làm thủ tục.

Các đối tượng tiếp tục gửi "Văn bản xác minh chứng minh nguồn thu nhập và tài chính" giả mạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh, yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản (số tài khoản và thông tin giả mạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh) để chứng minh tài chính và cam kết hoàn trả sau khi nộp tiền 30-40 phút.

Lúc này, các đối tượng mạo danh cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an liên tục gọi thúc giục người dân nộp tiền hoàn thiện hồ sơ để chiếm đoạt.

Trước tình hình lừa đảo, Cục ATTT khuyến cáo người dân cảnh giác khi tìm kiếm dịch vụ làm giấy tờ xuất cảnh trên mạng xã hội.

Hiện tại, Cục Quản lý xuất nhập cảnh chỉ cung cấp dịch vụ qua cổng thông tin điện tử xuatnhapcanh.gov.vn, các tài khoản, fanpage cung cấp dịch vụ như trên là giả mạo.

Tuyệt đối không cung cấp hình ảnh và thông tin cá nhân, không chuyển tiền cho đối tượng lạ. Khi nhận thấy dấu hiệu lừa đảo, các tổ chức, cá nhân cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để giải quyết theo quy định.

Cảnh giác khi mua vé Ngoại hạng Anh trên mạng xã hội

Trong thời gian giải đấu Ngoại hạng Anh chuẩn bị khởi tranh, nhiều đối tượng lừa đảo rao bán vé trên các fanpage, nhóm chat trên mạng xã hội với giá rẻ, dụ dỗ nạn nhân chuyển tiền để chiếm đoạt.

Lợi dụng tâm lý ham rẻ, các đối tượng rao bán vé với mức giá rất hợp lý, từ đó dễ dàng dụ dỗ người mua chuyển tiền trước. Tổng thiệt hại mà hình thức lừa đảo này gây ra cho nạn nhân ước tính lên tới hàng trăm nghìn bảng Anh.

Đối tượng tạo lập nhiều tài khoản ảo trên các nền tảng khác nhau, chủ động tham gia các fanpage, hội nhóm về bóng đá.

Dang ky ky tuc xa anh 3

Cảnh giác khi mua vé xem bóng đá Ngoại hạng Anh trên mạng xã hội. Ảnh: Cục ATTT.

Với việc vé xem trực tiếp Ngoại hạng Anh rất khó mua, đặc biệt với các trận đấu lớn, nhiều người sẵn sàng mua vé giá cao trên chợ đen.

Lợi dụng điều này, các đối tượng rao bán vé siêu rẻ, yêu cầu người mua cọc trước một khoản tiền, sau đó gửi mã số vé, cam kết nạn nhân chỉ cần chuyển khoản số tiền còn lại khi nhận vé.

Sau khi nhận tiền cọc, các đối tượng sẽ chặn tài khoản, cắt đứt liên lạc với nạn nhân.

Trước tình hình lừa đảo diễn ra, Cục ATTT khuyến cáo người dân cẩn trọng khi có nhu cầu mua bán trên mạng xã hội.

Cụ thể, cảnh giác trước những vật phẩm được rao bán với giá rẻ bất thường. Xác minh kỹ thông tin của người bán, tuyệt đối không chuyển khoản tiền cọc, chỉ nên giao dịch trực tiếp hoặc qua người trung gian uy tín.

Khi nhận thấy dấu hiệu lừa đảo, người dân cần trình báo ngay với cơ quan công an địa phương để kịp thời ngăn chặn và truy vết đối tượng.

Nhóm người săn lùng loại mã độc nguy hiểm nhất thế giới công nghệ

Trong quyển sách mới, Renee Dudley và Daniel Golden đưa độc giả đến gần hơn với cuộc chiến thầm lặng của những chuyên gia công nghệ toàn cầu, chống lại kẻ đứng sau ransomware.

Cảnh giác chiêu lừa lấy lại tiền, bán thuốc giả trên MXH

Bằng cách chạy quảng cáo trên mạng xã hội, kẻ xấu dễ dàng tiếp cận nạn nhân với các hình thức như hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa, bán thuốc chất lượng kém.

Cảnh báo lừa đảo làm visa Hàn Quốc

Lợi dụng nhu cầu đi lao động hoặc du lịch Hàn Quốc, nhiều đối tượng mở dịch vụ làm visa nhanh để lừa đảo.

Ra mắt phần mềm phát hiện số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa đảo

Ứng dụng nTrust do Hiệp hội an ninh mạng quốc gia phát triển có thể cảnh báo số điện thoại, địa chỉ website, tài khoản ngân hàng và mã QR mang dấu hiệu lừa đảo.

Threads doi thuat toan hinh anh

Threads đổi thuật toán

0

Từ nay, nền tảng sẽ hạn chế đề xuất những nội dung từ các tài khoản không theo dõi. Đây được xem là một bước đi nhằm biến Threads thành mạng xã hội thay thế X.

Phúc Thịnh

Bạn có thể quan tâm