Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Căng thẳng chiến tranh giữa Ấn Độ - Pakistan sẽ còn tiếp tục?

Các cuộc không kích ăn miếng trả miếng giữa Ấn Độ và Pakistan gây lo ngại về nguy cơ chiến tranh toàn diện, viễn cảnh đáng sợ khi 2 nước có gần 300 đầu đạn hạt nhân nhắm vào nhau.

Khi phi công chiến đấu Ấn Độ Abhinandan Varthaman, 35 tuổi, đi qua biên giới Pakistan được vũ trang dày đặc để vào Ấn Độ hôm 1/3, căng thẳng đã phần nào được giải tỏa.

Trong ba ngày, Ấn Độ và Pakistan, các đối thủ vũ trang hạt nhân từng đối đầu trong ba cuộc chiến và tiến gần đến nhiều va chạm khác, đã rơi vào cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng nhất trong gần hai thập kỷ trên lãnh thổ tranh chấp Kashmir.

Sau cuộc không kích của Ấn Độ nhằm vào các chiến binh ở sâu bên trong Pakistan, lực lượng Pakistan đã bắn hạ máy bay MIG do Nga sản xuất của Varthaman và bắt giữ anh.

Theo Los Angeles Times, những diễn biến này có nguy cơ leo thang thành cuộc chiến toàn diện, viễn cảnh đáng sợ khi các nước có gần 300 đầu đạn hạt nhân nhắm vào nhau.

Cục diện an ninh thay đổi ở Nam Á

Việc phóng thích Varthaman, được ca ngợi là một chiến thắng ngoại giao ở Ấn Độ và cử chỉ rộng lượng ở Pakistan, là sự giảm nhẹ cần thiết cho cuộc khủng hoảng.

Trong khi cả hai nước tiếp tục cáo buộc bên kia bắn đạn pháo xuyên qua ranh giới tranh chấp, dịch vụ xe lửa giữa hai quốc gia đã được nối lại, các học sinh ở Kashmir đang quay trở lại lớp học và mối đe dọa chiến tranh đã bị đẩy lùi.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng cuộc giao tranh chỉ ra tình hình an ninh đang thay đổi ở Nam Á, khi Ấn Độ dường như sẵn sàng hành động quân sự chống lại nước láng giềng còn Pakistan phải đối mặt với sự cô lập quốc tế ngày càng tăng vì không kiềm chế được các nhóm phiến quân trong lãnh thổ của mình.

xung dot An Do - Pakistan anh 1
Máy bay chiến đấu F-16 của Pakistan biểu diễn trong một cuộc diễu hành quân sự ở thủ đô Islamabad vào ngày 23/3/2017. Ảnh: AFP/Getty.

"Tôi không nghĩ rằng mọi thứ sẽ trở lại bình thường với Ấn Độ. Tôi thấy đây là nhân tố thay đổi cuộc chơi tiềm năng", Brahma Chellaney, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi, cho biết.

Cuộc không kích của Ấn Độ vào ngày 26/2 là phản ứng đáp trả vụ đánh bom tự sát vào ngày 14/2 giết chết 40 binh sĩ bán quân sự bên trong khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Jaish-e-Muhammad, một tổ chức khủng bố âm mưu và thực hiện các cuộc tấn công chống lại Ấn Độ từ các căn cứ ở Pakistan, đã nhận trách nhiệm.

Cơ sở tình báo và quân sự hùng mạnh của Pakistan từ lâu đã nuôi dưỡng các nhóm chiến binh gây ra sự hỗn loạn ở Ấn Độ và Afghanistan. Trong những thập kỷ gần đây, Ấn Độ thường phản ứng trước các cuộc tấn công như vậy một cách kiềm chế.

Năm 2008, sau khi các chiến binh Pakistan giết hại 160 thường dân tại trung tâm thương mại của Mumbai, Ấn Độ đã không đáp trả về mặt quân sự vì cho rằng sự trả đũa sẽ chỉ kích động những người Pakistan hung hăng trong khi không thể làm suy yếu mạng lưới chiến binh rộng lớn và mờ ám.

Vốn phụ thuộc nhiều vào Pakistan để hỗ trợ chiến dịch quân sự ở Afghanistan, Mỹ ủng hộ việc thúc đẩy ngoại giao của Ấn Độ để đưa Lashkar-e-Taiba, nhóm tuyên bố chịu trách nhiệm, vào danh sách đen của Bộ Ngoại giao và nhấn mạnh vào mối quan hệ của Pakistan với phiến quân.

Tuy nhiên, Ấn Độ tiếp tục hứng chịu các cuộc tấn công nhỏ hơn từ Pakistan, trong khi thủ lĩnh Hafiz Saeed của Lashkar vẫn được tự do dù Mỹ đã treo thưởng 10 triệu USD cho việc bắt giữ Saeed.

Sự kiềm chế chiến lược của Ấn Độ

Trong những năm qua, sự kiềm chế chiến lược của Ấn Độ có tác dụng xóa bỏ nghi ngờ về chiến lược phát triển vũ khí hạt nhân của Pakistan như biện pháp ngăn chặn các cuộc tấn công của nước láng giềng lớn hơn.

Mặc dù sự kiềm chế của New Delhi cho phép tập trung xây dựng nền kinh tế bùng nổ trong khi Pakistan suy yếu, phe diều hâu ở Ấn Độ vẫn thúc đẩy phản ứng cứng rắn hơn, xứng đáng với vị thế cường quốc toàn cầu. Năm 2008, Narendra Modi, chính trị gia đang lên lúc bấy giờ, nói rằng Pakistan cần phải được đối phó bằng "ngôn ngữ mà nước này hiểu được".

Ông Modi hiện là thủ tướng Ấn Độ, người đứng đầu đảng dân tộc Hindu giáo đang lên ngôi và dường như có xu hướng cứng rắn hơn đối với Pakistan, đất nước với đa số theo đạo Hồi.

xung dot An Do - Pakistan anh 2
Lực lượng Kỵ binh Pakistan và Lực lượng An ninh Biên giới Ấn Độ gấp quốc kỳ của nước mình khi biểu diễn trong buổi lễ ở Biên giới Ấn Độ - Pakistan tại Wagah vào ngày 20/2/2017. Ảnh: AFP/Getty.

Năm 2016, sau khi các lực lượng Ấn Độ ở Uri và Pathankot bị tấn công, nước này đã khởi động cái mà họ gọi là "cuộc tấn công giải phẫu" chống lại các mục tiêu chiến binh cách xa biên giới ở Kashmir do Pakistan nắm giữ.

Cuộc không kích tuần trước nằm ngoài lãnh thổ tranh chấp và nhắm vào trung tâm Pakistan, đánh xuống khu vực cách thủ đô Islamabad gần 100 km về phía bắc. Đây là sự xâm nhập công khai đầu tiên của máy bay chiến đấu Ấn Độ vào Pakistan kể từ cuộc chiến năm 1971.

Đó là sự xấu hổ cho Pakistan, khuấy động ký ức về cuộc đột kích bí mật của Mỹ năm 2011 đã giết chết Osama bin Laden bên ngoài Islamabad mà không bị lực lượng Pakistan phát hiện. Điều này chỉ ra rằng chính sách kiềm chế của Ấn Độ có thể chấm dứt.

"Chiến lược răn đe hạt nhân có tác dụng nhưng không hạn chế khả năng chiến tranh. Khi thực hiện cuộc tấn công ở Uri và Pathankot, những gì quân đội Pakistan học được là Ấn Độ sẽ không đáp trả do bị đe dọa. Trong cuộc tấn công này, Ấn Độ đã thay đổi lằn ranh đỏ", Ayesha Siddiqa, chuyên gia về các vấn đề quân sự của Pakistan, nói với Los Angeles Times.

Bức tranh mờ mịt

Ít nhất hai yếu tố được cho là đã ảnh hưởng đến sự thay đổi lập trường của Ấn Độ. Một là cuộc bầu cử dự kiến vào tháng 5, trong đó thất bại của Modi trong việc trả thù cho cái chết của các binh lính Ấn Độ có thể khiến ông phải trả giá tại các cuộc bầu cử. Sự hung hăng khét tiếng của truyền hình Ấn Độ và các mạng truyền thông xã hội có thể đã thúc đẩy chính phủ tiến tới hành động quyết đoán.

Thứ hai là sự cô lập ngày càng tăng của Pakistan. Tổng thống Trump đã từ chối cung cấp hàng trăm triệu USD hỗ trợ an ninh do thất bại của Pakistan trong việc kiềm chế các nhóm chiến binh tấn công lực lượng Mỹ ở Afghanistan.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích nói rằng bức tranh còn mù mịt hơn.

Tác động của cuộc tấn công của Ấn Độ vẫn chưa được xác định. Các quan chức Ấn Độ gợi ý rằng họ đã nhắm trúng mục tiêu được cho là cơ sở huấn luyện được Jaish-e-Muhammad sử dụng. Pakistan tuyên bố cuộc không kích nhắm vào một khu rừng không có người ở.

Ngày hôm sau, các máy bay chiến đấu của Pakistan đã tấn công các máy bay phản lực của Ấn Độ qua Kashmir. Trong cuộc đấu súng, mỗi bên tuyên bố đã bắn hạ các máy bay của bên kia.

xung dot An Do - Pakistan anh 3
Các sinh viên Pakistan tham gia một cuộc biểu tình chống Ấn Độ ở Lahore cuối tháng 2. Ảnh: AFP/Getty.

Happymon Jacob, chuyên gia an ninh và giáo sư tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi, cho rằng phía Ấn Độ dường như bị bất ngờ sau khi máy bay của họ bị bắn hạ. Theo Jacob, điều này giống như hành động được thúc đẩy bởi hoàn cảnh chính trị trước cuộc bầu cử hơn là kết quả của kế hoạch quân sự.

Trong khi không có quốc gia nào chỉ trích các cuộc tấn công của Ấn Độ, Jacob nói rằng New Delhi sẽ sai lầm khi xem Pakistan hoàn toàn bị cô lập. Nỗ lực làm hòa của chính quyền Trump với Taliban đòi hỏi sự hợp tác của Pakistan trong việc đưa các nhà lãnh đạo phiến quân tới bàn đàm phán.

Với thái độ chống Ấn Độ tăng cao ở Kashmir, khu vực có đa số theo Hồi giáo, việc lực lượng Ấn Độ bị tấn công lần nữa chỉ là chuyện sớm muộn. 

"Có thể trong cuộc đối đầu tiếp theo, chúng ta sẽ thấy một cuộc xung đột quân sự thay vì các cuộc không kích ăn miếng trả miếng", Giáo sư Chellaney của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược nhận định.

Pakistan công bố video tàu ngầm Ấn Độ xâm nhập lãnh hải Hải quân Paksitan ngày 5/3 đã công bố đoạn video được cho là tàu ngầm Ấn Độ đi vào vùng biển tỉnh Balochistan vào lúc 20h35 ngày 4/3.

Tương quan sức mạnh không quân Ấn Độ - Pakistan

Không quân Ấn Độ có khoảng 1.700 máy bay nhưng chỉ 900 máy bay đủ khả năng chiến đấu, trong khi Pakistan ước tính vận hành 883 máy bay với tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu cao.

Trung Quốc khó xử giữa vòng xoáy xung đột Ấn Độ - Pakistan

Bắc Kinh đang trên bờ vực bị cuốn vào cuộc khủng hoảng Ấn Độ - Pakistan trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở khu vực Kashmir giáp Trung Quốc.

Tuyết Mai

Bạn có thể quan tâm