Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cận cảnh cuộc tập trận 3 bên khiến Trung Quốc khó chịu

Tổng cộng 50 tàu và 61 máy bay của 3 nước Mỹ, Nhật, Ấn tham dự cuộc tập trận hải quân Malabar 2015 trên vịnh Begal. Đây là động thái khiến Trung Quốc "đứng ngồi không yên".

Trực thăng của Hải quân Mỹ chuẩn bị hạ cánh trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt khi tàu tuần dương USS Normady di chuyển trên vịnh Bengal trong cuộc tập trận.
Trực thăng của Hải quân Mỹ chuẩn bị hạ cánh trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt khi tàu tuần dương USS Normady di chuyển trên vịnh Bengal. Các tàu đang tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar 2015 giữa Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Sự kiện diễn ra từ ngày 14 tới 19/10. Ảnh: AP
Một kỹ sư Hải quân Mỹ kiểm tra chiến đấu cơ trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ngày 18/10. Ảnh: Indiatimes
Một kỹ sư Hải quân Mỹ kiểm tra chiến đấu cơ trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ngày 18/10. Washington cử tàu sân bay lớp Nimitz Roosevelt, tàu tuần dương mang tên lửa hành trình USS Normandy, tàu chiến đấu duyên hải USS Fort Worth, máy bay P-8A Poseidon và tàu ngầm tấn công nhanh lớp Los Angeles tới cuộc tập trận chung giữa 3 quốc gia. Ảnh: Indiatimes
Tàu hộ vệ tên lửa INS Shivalik và INS Betwa của Ấn Độ neo đậu tại cảng Chennai khi tham gia cuộc tập trận chung Malabar-15 giữa Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản.
Tàu hộ vệ tên lửa INS Shivalik và INS Betwa của Ấn Độ neo đậu tại cảng Chennai. Trong khuôn khổ cuộc tập trận, lực lượng của các nước tham gia các bài diễn tập trên biển và đổ bộ vào bờ. Ảnh: Indiatimes
Các nhân viên Hải quân Mỹ ra hiệu cho nhân viên sẵn sàng cất cánh từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) ngày 17/10.
Các nhân viên Hải quân Mỹ ra hiệu cho nhân viên sẵn sàng cất cánh từ tàu sân bay Roosevelt ngày 17/10. Tổng cộng 50 tàu và 61 máy bay của 3 nước tham dự cuộc tập trận năm nay, theo Reuters. Ảnh: AP
Một nhân viên Hải quân Mỹ di chuyển gần máy bay chiến đấu đang được bảo trì trên boong tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71).
Một nhân viên hải quân di chuyển gần máy bay chiến đấu đang được bảo trì trên boong tàu sân bay lớn nhất của Mỹ. Ảnh: AP
Một chiến đấu cơ Mỹ hạ cánh trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) ngày 18/10.
Một chiến đấu cơ Mỹ hạ cánh trên tàu sân bay Roosevelt ngày 18/10. Ảnh: Indiatimes
Các sĩ quan thuộc Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản chào đón các phóng viên đưa tin về cuộc tập trận Malabar ngày 15/5. Ảnh: Indiatimes
Reuters cho hay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 18/10 đã tới dự buổi duyệt binh hạm đội của lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ở phía nam thủ đô Tokyo. Ông Abe cũng lên tàu USS Ronald Reagan của Mỹ. Buổi duyệt binh tại Vịnh Sagami, ngoài khơi căn cứ hải quân Yokosuka là màn trình diễn đầu tiên với quy mô lớn của khí tài quân sự Nhật kể từ khi quốc hội nước này thông qua dự luật an ninh mới, cho phép binh sĩ Nhật tham chiến để bảo vệ đồng minh.  Ảnh: Reuters
Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, Phó Đô đốc JP Aucoin, cùng Đô đốc Nirmal Verma, Tư lệnh Lục quân Ấn Độ và phó tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, Phó Đô đốc Murakawa bắt tay trong ngày đầu của cuộc tập trận hải quân Malabar. Việc Mỹ và Ấn Độ quyết định mở rộng quy mô Malabar bằng cách mời thêm Nhật Bản tham gia diễn ra chỉ vài ngày sau khi các quan chức Bộ quốc phòng Mỹ quan ngại về những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông và trong khu vực. Ảnh: Indiatimes
Các quan chức Hải quân Mỹ trên tàu tàu tác chiến ven bờ USS Fort Worth LSC-3 ngày 16/10. Khi 3 nước tiến hành cuộc tập trận, Thời báo Hoàn cầu thuộc Nhân dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ khi tham gia Malabar 2015. “Mối quan hệ lành mạnh là điều tốt đẹp cho cả hai nước. Ấn Độ nên cảnh giác trước mọi ý định biến cuộc tập trận thành nơi chống Trung Quốc”, tờ này viết. Ảnh: Indiatimes
Các quan chức Hải quân Mỹ trên tàu tàu tác chiến ven bờ USS Fort Worth LSC-3 ngày 16/10. Khi 3 nước tiến hành cuộc tập trận, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cảnh báo việc Ấn Độ tham gia Malabar 2015. “Mối quan hệ lành mạnh là điều tốt đẹp cho cả hai nước. Ấn Độ nên cảnh giác trước mọi ý định biến cuộc tập trận thành nơi chống Trung Quốc”, tờ này viết. Ảnh: Indiatimes
Các sĩ quan Hải quân Mỹ  tại phòng điều động trên tàu USS Fort Worth ngày 16/10. Mỹ và Ấn Độ đã tổ chức các cuộc tập trận Malabarr từ năm 1992 nhưng năm nay đánh dấu lần đầu tiên Nhật Bản tham dự sự kiện. Giới chức quân sự Mỹ khẳng định đây là cơ hội lớn để tăng cường hợp tác hải quân giữa 3 nước. Trong khi đó, các nhà quan sát cho rằng, sự hiện diện của Nhật Bản trong Malabarr 2015 là động thái khiến Bắc Kinh lo lắng. Ảnh: Indiatimes
Các sĩ quan Hải quân Mỹ tại phòng điều động trên tàu USS Fort Worth ngày 16/10. Mỹ và Ấn Độ đã tổ chức các cuộc tập trận Malabarr từ năm 1992 nhưng năm nay đánh dấu lần đầu tiên Nhật Bản tham dự sự kiện. Giới chức quân sự Mỹ khẳng định đây là cơ hội lớn để tăng cường hợp tác hải quân giữa 3 nước. Trong khi đó, các nhà quan sát cho rằng, sự hiện diện của Nhật Bản trong Malabarr 2015 là động thái khiến Bắc Kinh lo lắng. Ảnh: Indiatimes

Mỹ, Nhật, Ấn tập trận chung thách thức Trung Quốc

Nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ hôm 12/10 cho biết nước này cùng Mỹ và Nhật Bản sẽ tổ chức tập trận hải quân chung tại vùng biển thuộc vịnh Bengal, ngoài khơi Ấn Độ Dương.

Ý đồ của Trung Quốc khi đề xuất tập trận chung với ASEAN

Việc Bắc Kinh đề xuất tập trận cùng các nước ASEAN có thể là tín hiệu thay đổi trong cách tiếp cận của Trung Quốc đối với lo ngại trong khu vực về việc cải tạo đất của nước này.




Hải Anh

Bạn có thể quan tâm