Khác với những định kiến "tiêu xài lãng phí" và "không có khả năng tích lũy", Gen Z (những người sinh ra từ năm 1996 đến 2012) qua những con số thống kê thực tế lại đang chứng minh được kỹ năng quản lý tài chính, có ý thức đầu tư và biết tiêu tiền một cách khôn ngoan.
Những ngày cận Tết, câu hỏi "nên mua sắm gì", "tiêu bao nhiêu cho đủ" trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm. Nhờ khả năng làm chủ tài chính nhưng cũng biết cách hưởng thụ cuộc sống, Gen Z đang có cho mình những phương pháp chi tiêu thông minh và linh hoạt.
Tận dụng công năng của thẻ tín dụng
Gen Z được đánh giá là thế hệ "biết tiêu tiền" với cách tiêu dùng thông minh, chủ động. Họ tận dụng thẻ tín dụng để mua sắm và sớm tạo thói quen quản lý dòng tiền, chi tiêu mỗi tháng để vừa đảm bảo thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của bản thân, vừa tạo ra nguồn tích lũy ổn định phục vụ mục đích tự do tài chính.
Người trẻ biết tận dụng thẻ tín dụng để mua sắm và sớm tạo thói quen quản lý dòng tiền. |
Mai Anh (24 tuổi, Hà Nội) chia sẻ bí quyết sắm Tết: "Hàng tháng, mình luôn chia một nửa nguồn thu nhập để gửi tiết kiệm hoặc đầu tư, một nửa phục vụ chi tiêu sinh hoạt. Đầu năm có nhiều nhu cầu phát sinh như mua quà biếu bố mẹ, sắm sửa cho gia đình, mua thêm quần áo diện Tết... mình đều quẹt thẻ tín dụng, đợi đến ngày có thưởng sẽ thanh toán khoản chi đó chứ nhất quyết không tiêu vào khoản để dành tiết kiệm".
Săn khuyến mãi
Cận Tết, nhiều thương hiệu đồng loạt giảm giá và tung ưu đãi hấp dẫn để kích cầu tiêu dùng, đặc biệt trên các nền tảng thương mại điện tử lớn. Không khó để bắt gặp nhiều bạn trẻ "canh giờ vàng" săn hot sale, ghép nhiều đơn hàng nhận giảm giá hay dùng ví điện tử để tận dụng ưu đãi trên các kênh mua sắm online.
Đơn cử, với khả năng nắm bắt thị hiếu nhanh nhạy và thường xuyên có các chương trình khuyến mại giảm giá, ví điện tử Moca đã trở thành lựa chọn quen mặt của nhiều người dùng trẻ. Có thể kể đến thời điểm iPhone 13 series mới trình làng thu hút sự quan tâm của tín đồ công nghệ, Moca đã kết hợp FPT Shop, Tiki và các cửa hàng di động khác tung ra ưu đãi tới 1,5 triệu đồng cho người mua "Táo khuyết".
Để đáp ứng nhu cầu mua sắm cận Tết, Moca tặng tới 500.000 đồng cho các hóa đơn mua sắm trên Tiki, Điện máy Xanh... Gen Z còn thỏa sức tụ tập cà phê bạn bè dịp cuối năm với ưu đãi tới 50%, áp dụng cho các thương hiệu Katinat, Phúc Long, Highlands...
"Bắt trend" nhanh chóng cùng nhiều ưu đãi thiết thực đã giúp ví này trở thành công cụ đắc lực thúc đẩy hoạt động thanh toán không tiền mặt, đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến và thanh toán điện tử ngày càng tăng cao tại Việt Nam.
Những “siêu ứng dụng” và hệ sinh thái toàn diện giúp khách hàng gia tăng trải nghiệm, tối đa hóa lợi ích. |
1.001 cách mua sắm tiết kiệm
Được biết đến là thế hệ bùng nổ và năng động, Gen Z cũng sáng tạo nên muôn vàn cách mua sắm "ngon - bổ - rẻ". Gom order cùng đồng nghiệp, rủ bạn bè mua chung hay tậu "combo" sản phẩm có giá ưu đãi rồi chia sẻ cho người thân... là những cách người trẻ vừa mua được thứ mình cần, vừa đảm bảo duy trì chi tiêu hợp lý.
Xu hướng mua sắm theo combo phổ biến trong giới trẻ. |
Bên cạnh đó, hoạt động mua trả góp cũng được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Theo công ty tư vấn Cohere Market Insights, thị trường dịch vụ mua trả góp trên thế giới sẽ đạt quy mô khoảng 33,6 triệu USD vào năm 2027, tăng từ mức 7,3 triệu USD vào năm 2019. Đáng chú ý, hầu hết khách hàng ở độ tuổi 20 đến 35, phần nào phản ánh việc giới trẻ dần thoát ly khỏi tư duy truyền thống "tránh vay mượn" của những thế hệ trước.
Trong khi đó, tại lĩnh vực thời trang, Forbes dẫn báo cáo bán lại năm 2021 của ThredUP nhận định rằng xu hướng mua đồ sang tay (second hand) cũng đang thịnh hành khi hơn 40% người được hỏi trong cộng đồng Millennials và Gen Z lựa chọn phương thức mua sắm này.
Cũng theo báo cáo, dự báo thị trường quần áo và phụ kiện đã qua sử dụng sẽ tăng gấp đôi trong 5 năm tới lên 77 tỷ USD, tăng nhanh hơn 11 lần so với lĩnh vực bán lẻ năm 2025.
Đầu năm, Ngọc Hà (21 tuổi, Hà Nội) có thói quen mua áo dài để diện đi du xuân, chúc Tết họ hàng và chụp ảnh lưu giữ cột mốc tuổi mới. Tuy nhiên, do thu nhập từ việc đi làm thêm bị ảnh hưởng vì dịch, Hà quyết định tậu áo dài second hand thay vì mua mới như thường lệ.
"Lên các nhóm dọn tủ quần áo, dọn nhà đỡ chật trên Facebook, mình thấy nhiều tín đồ mua sắm giống mình thanh lý áo dài ‘hot trend’ năm ngoái, trông còn mới nguyên, nên mình nảy ra ý định mua đồ second hand cũ người mới ta. Mình có đồ diện Tết mà giá lại 'hạt dẻ' hơn so với mua mới ngoài tiệm, vậy là vẹn cả đôi đường", Hà cho hay.
Nhiều người trẻ hứng thú với thời trang second hand. Ảnh: Phương Lâm. |
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, ai cũng háo hức sắm sửa cho bản thân và gia đình với mong ước đón một năm mới đủ đầy, sung túc với nhiều điều hứng khởi.
Với phương pháp chi tiêu hợp lý, biết tận dụng lợi thế từ các nền tảng thanh toán công nghệ, Gen Z vừa có thể tự thưởng những món quà ý nghĩa sau một năm học tập, làm việc chăm chỉ, vừa tối ưu hóa chi phí để duy trì khả năng chủ động tài chính cá nhân.
Zing News phối hợp Grab thực hiện tuyến nội dung "Tết xa mặt vẫn có cách tỏ lòng”, giúp người dùng Việt tối ưu hóa chi phí, chi tiêu thông minh trước thềm Tết Nhâm Dần 2022.
Với mong muốn mang đến trải nghiệm sắm Tết an toàn, tiện lợi, chất lượng, GrabMart và GrabFood giới thiệu tính năng tặng quà, đặt món cho người thân ở khác thành phố. Tính năng này được triển khai từ 3/1 đến hết 14/2. Người dùng có thể nhận ưu đãi đến 50%, mã giảm 100.000 đồng từ MOCATET, GMTET, giảm 17.000 đồng phí giao hàng cho mọi đơn hàng. Các ưu đãi chỉ áp dụng khi thanh toán qua thẻ ngân hàng hoặc ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab.
Bình luận