Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các nước Nam bán cầu cần 1.000 tỷ USD/năm để đối phó Biến đổi Khí hậu

Khi tác động của Biến đổi Khí hậu gia tăng, nhu cầu hỗ trợ tài chính đầy đủ, đáng tin cậy và dễ tiếp cận cũng càng tăng và đây là cách duy nhất giảm lượng khí thải CO2.

Từ ngày 3/6, cuộc họp chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP29) bắt đầu diễn ra tại thành phố Bonn, miền Tây nước Đức.

Bien doi khi hau anh 1

Khói thải từ một cơ sở lọc dầu thô gần thị trấn Fort McMurray ở tỉnh Alberta, Canada. Ảnh: AFP/TTXVN.

Trong hai tuần, gần 6.000 đại biểu từ hầu hết quốc gia trên thế giới sẽ tiến hành các cuộc đàm phán quan trọng nhằm mang lại thành công tốt đẹp cho Hội nghị COP29 tại Baku (Azerbaijan) vào cuối năm nay.

Một trong những vấn đề chính trong cuộc họp chuẩn bị cho Hội nghị COP29 lần này là tài chính khí hậu. Từ năm 2009, các nước công nghiệp đã cam kết hỗ trợ 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước nghèo. Cam kết này đã được xác nhận trong Thỏa thuận Paris về Biến đổi Khí hậu năm 2015, kéo dài đến năm 2025.

Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), mục tiêu này có thể đã hoàn thành vào năm 2022, chậm 2 năm so với kế hoạch ban đầu. Câu hỏi đặt ra là sau năm 2025, điều này sẽ được thực hiện như thế nào.

Cũng theo OECD, số tiền 100 tỷ USD mỗi năm mới chỉ là một phần rất nhỏ, thấp hơn nhiều so với yêu cầu thực tế. OECD ước tính các quốc gia Nam bán cầu cần ít nhất 1.000 tỷ USD mỗi năm để thúc đẩy bảo vệ và thích ứng với Biến đổi Khí hậu.

Tại Hội nghị COP28, thế giới đã nhất trí dần khép lại kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch đồng thời đặt mục tiêu tăng gấp 3 lần công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030 trên toàn thế giới. Mục tiêu này cần các khoản đầu tư rất lớn.

Tuy nhiên, khi tình trạng Biến đổi Khí hậu ngày càng nghiêm trọng, thế giới không chỉ cần các khoản đầu tư để giảm lượng khí thải nhà kính. Hậu quả của hạn hán, lũ lụt, bão gió và nước biển dâng cũng ngày càng tăng, cần được giải quyết.

Ông Evans Njewa, Trưởng đoàn đàm phán về tài chính khí hậu cho 48 quốc gia kém phát triển nhất theo Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC), cho biết khi tác động của Biến đổi Khí hậu gia tăng hàng năm, nhu cầu hỗ trợ tài chính đầy đủ, đáng tin cậy và dễ tiếp cận cũng ngày càng tăng. Đây là cách duy nhất để giảm lượng khí thải CO2, thích ứng với Biến đổi Khí hậu và bù đắp những mất mát, thiệt hại do Biến đổi Khí hậu gây ra.

Theo chuyên gia tài chính khí hậu Bertha Argueta từ tổ chức Germanwatch, các cuộc đàm phán tại Bonn đặc biệt quan trọng trong năm nay. Thời gian là điều cốt yếu, các quốc gia không thể bỏ qua tất cả các câu hỏi mở cho Hội nghị COP29 tới đây. Tại cuộc họp chuẩn bị lần này, các quốc gia phải thu hẹp khoảng cách và xác định các mục tiêu chung khả thi.

Khẩn trương khắc phục ô nhiễm quanh hồ Xuân Hương ở Đà Lạt

Sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học, bơm hút nước, trồng cây thủy sinh là những giải pháp được Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng đưa ra để khắc phục ô nhiễm ở các hồ.

Mưa lớn khoảng 30 phút, người TP.HCM bì bõm lội nước về nhà

Cơn mưa lớn trút xuống TP.HCM chiều 31/5 khiến nhiều khu vực ngập cục bộ, hàng loạt phương tiện chết máy, trong khi người dân bì bõm lội nước về nhà.

Hơn 100 hộ dân ‘khát’ nước bên thủy điện ở Lai Châu

Nhiều tháng qua, hơn 100 hộ dân sinh sống tại bản Nà Dân, xã Mường Kim, huyện Than Uyên (Lai Châu) khốn đốn vì thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.

Sách hay về môi trường

How to Save Our Planet - Mark Maslin: Tác phẩm được ví như cuốn cẩm nang về các vấn đề còn tồn tại và các giải pháp khả thi để cứu Trái Đất; trang bị cho người đọc những kiến ​​thức khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu, tính bền vững và các vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt.

We are the Weather: Saving the Planet Starts at Breakfast - Jonathan Safran Foer. Tác giả tin rằng mối liên hệ giữa ngành nông nghiệp chăn nuôi và cuộc khủng hoảng khí hậu hiện ra không thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, các hành động mang tính tập thể như giảm tiêu thụ thịt có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon.

https://www.vietnamplus.vn/cac-nuoc-nam-ban-cau-can-1000-ty-usdnam-de-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau-post957064.vnp

Vũ Tùng/Vietnam+

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm