Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các hãng công nghệ chạy đua mảng thanh toán không tiền mặt

Trước sự bùng nổ của xu hướng thanh toán không tiền mặt, các hãng công nghệ bắt đầu đẩy mạnh cung cấp tính năng thanh toán không chạm trên các sản phẩm để thu hút khách hàng.

Tiền mặt gần như "mất tích" trong các hoạt động chi trả của người Việt Nam. Ảnh: Duy Hiệu.

Theo một khảo sát mới đây của Visa, Việt Nam đang dẫn đầu làn sóng chuyển đổi thanh toán số ở Đông Nam Á khi chứng kiến 88% người tiêu dùng đã chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt trong năm 2023.

Quá trình khảo sát 1.000 người tiêu dùng Việt Nam cho thấy thời gian trung bình không sử dụng tiền mặt trong một tháng đã nâng lên 11 ngày liên tiếp, cao gấp 4 lần so với con số ghi nhận trong năm 2022. Đáng chú ý, thế hệ Gen X và Gen Y đang đóng vai trò tiên phong thúc đẩy xu hướng không dùng tiền mặt.

Kể từ giai đoạn Covid-19 hoành hành, nhu cầu thanh toán không tiền mặt bắt đầu bùng nổ nhanh chóng. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, mức độ tiếp cận của người tiêu dùng vẫn còn hạn chế do những thiếu thốn về mặt công nghệ và dịch vụ.

Phải đến hậu đại dịch, người dùng mới có thêm nhiều sự lựa chọn mới như chuyển khoản, quét QR code bên cạnh những phương thức thanh toán không tiền mặt truyền thống như thẻ ngân hàng vật lý.

Để bắt kịp thói quen thanh toán đang thay đổi, các hãng công nghệ cũng triển khai hàng loạt tính năng mới tích hợp trên sản phẩm của mình.

Điển hình như vào cuối tháng 11/2023, thương hiệu thiết bị đeo tay thông minh Garmin đã hợp tác với ngân hàng VPBank cho ra mắt ứng dụng thanh toán một chạm Garmin Pay tại thị trường Việt Nam. Tính năng mới sẽ áp dụng trên 22 dòng đồng hồ thông minh khác nhau của hãng và được hầu hết đơn vị sử dụng POS không chạm chấp nhận.

thanh toan apple pay,  thanh toan garmin pay,  thanh toan samsung pay,  thanh toan khong tien anh 1

Việt Nam là quốc gia duy nhất trong Đông Nam Á có sự hiện diện của 4 nền tảng thanh toán không chạm. Ảnh: MobileIT.

Trước đó 3 tháng, Apple cũng kích hoạt tính năng thanh toán không chạm Apple Pay, qua đó đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á, sau Malaysia và Singapore, hỗ trợ dịch vụ này.

Chỉ với một chiếc điện thoại hay đồng hồ thông minh, người tiêu dùng có thể dễ dàng tích hợp thông tin thẻ vật lý để thao tác thanh toán tại nhà hàng, siêu thị, rạp phim và bất cứ địa điểm nào đặt POS không chạm mỗi khi ra ngoài hoặc luyện tập thể thao. Bên cạnh sự thuận tiện, hình thức thanh toán này cũng mang đến khả năng bảo mật cao nhờ không lưu thông tin thẻ trên máy chủ hay chuyển thông tin thẻ khi thực hiện giao dịch.

Đến nay, Việt Nam là thị trường duy nhất trong khu vực có sự hiện diện của 4 nền tảng thanh toán không chạm do các ông lớn công nghệ cung cấp. Trước Garmin Pay và Apple Pay, 2 dịch vụ khác là Samsung Pay và Google Pay thậm chí đã đặt chân đến thị trường cách đây vài năm.

Trên thực tế, dù xuất hiện từ lâu, nhưng phải đến khi đón cú hích từ đại dịch, các dịch vụ thanh toán không chạm, không dùng tiền mặt mới được phổ biến nhanh chóng. Như Garmin Pay đã phát triển từ năm 2017 và được đón nhận ở 94 quốc gia trên thế giới hay Apple Pay đã có mặt ở hơn 70 quốc gia trước khi tiến vào Việt Nam.

Sự xuất hiện của những tay chơi mới sẽ giúp người dùng cuối có thêm nhiều lựa chọn, đồng thời thúc đẩy cuộc đua nâng cấp chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng.

Mới đây, Garmin Pay cũng tuyến bố mở rộng hợp tác với 5 ngân hàng gồm ACB, MB, Sacombank, Techcombank và Vietcombank. Theo lãnh đạo thương hiệu này, thỏa thuận này sẽ giúp Garmin Pay tiếp cận nhiều người dùng hơn. Đây cũng là động lực giúp hãng công nghệ tiếp tục mở rộng hệ sinh thái ngân hàng.

Hồi đầu tháng 3, Apple Pay cũng hợp tác với ngân hàng VIB, qua đó nâng tổng số lượng ngân hãng hỗ trợ dịch vụ lên 7. Hay vào tháng 6/2023, Samsung đã bổ sung ngân hàng Shinhan vào danh sách hỗ trợ dịch vụ Samsung Pay.

'Cơn đau đầu' của thương mại điện tử

Logistics nói chung và giao hàng chặng cuối nói riêng chưa bắt kịp được tốc độ tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử.

Người Việt chưa dứt 'cơn nghiện' khuyến mãi khi đặt đồ ăn online

Trước bối cảnh kinh tế khó khăn, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến các chương trình khuyến mãi, giảm giá mỗi khi sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến.

Nữ doanh nhân vay tín dụng có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn nam

Nghiên cứu của Trung tâm phát triển toàn diện Mastercard và CARE Việt Nam cho biết các nữ doanh nhân thường là tệp khách hàng vay tín dụng uy tín và có tỉ lệ nợ xấu thấp.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm