Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bức tranh trái ngược ở Afghanistan trong ngày đầu sau khi Mỹ rút quân

Hai tâm trạng trái ngược bao trùm Afghanistan sau khi Mỹ rút toàn bộ lực lượng hôm 31/8. Trong khi có những người đổ ra đường ăn mừng, một số khác lo lắng về tương lai nước nhà.

Hôm 31/8, ngày đầu tiên Mỹ không còn binh lính ở Afghanistan trong gần hai thập kỷ, bầu không khí ở thành phố Kandahar dường như chia đôi, theo New York Times.

Các chiến binh Taliban và một số người dân ở Kandahar đổ xuống đường để ăn mừng việc Mỹ rút quân khỏi nước này. Tại quảng trường thành phố, nhiều người hò reo, bấm còi xe và phất cờ Taliban.

Tuy nhiên, tại thành phố Kabul, nhiều người bắt đầu lo lắng cuộc sống ở Afghanistan sẽ như thế nào dưới chính quyền Taliban. Bên cạnh đó, họ sợ rằng việc thay đổi chính quyền sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế quốc gia.

Trong hai thập kỷ qua, Afghanistan được các nước khác tài trợ để phát triển. Giờ đây, những nỗ lực hỗ trợ đó sẽ tan thành mây khói.

My rut quan khoi Afghanistan anh 1

Người dân Kabul xếp hàng dài cây số để có thể tiếp cận quỹ tiết kiệm của mình vào ngày 31/8, sau khi các ngân hàng buộc phải đóng cửa tạm thời. Ảnh: New York Times.

Afghanistan vốn dĩ thiếu hụt nặng nề về tiền và lương thực. Hơn 90% dân số Afghanistan sống với 2 USD mỗi ngày. Theo Liên Hợp Quốc, một phần ba người dân Afghanistan gặp khủng hoảng an ninh lương thực.

"Tình hình kinh tế Afghanistan đang tệ dần", theo một người đàn ông đang bán tư trang để kiếm sống. "Chúng tôi đã gửi tiền vào ngân hàng, nhưng ngân hàng đã đóng cửa. Vì thế, chúng tôi phải bán tư trang của mình".

Vào ngày 31/8, nhiều người dân ở Kabul đã xếp hàng dài, tìm mọi cách để có thể tiếp cận tiền tiết kiệm của mình, sau khi các ngân hàng nơi đây đóng cửa suốt nhiều ngày.

Trong khi đó, tại Washington, Tổng thống Joe Biden ngày 31/8 tuyên bố sẽ tiếp tục chống lại chủ nghĩa khủng bố trên toàn cầu, đồng thời cảnh báo về chiến lược cứng rắn đáp trả cuộc tấn công hôm 26/8.

Trong bài phát biểu sau khi Mỹ kết thúc cuộc chiến ở Afghanistan vào ngày 31/8, Tổng thống Joe Biden tuyên bố tiếp tục chống lại chủ nghĩa khủng bố trên toàn cầu. Ông khẳng định Mỹ sẽ luôn “truy lùng khủng bố ở bất cứ đâu trong hiện tại, chứ không phải ở hai thập niên trước”, CNN đưa tin.

“Còn đối với tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Afghanistan (ISIS-K), việc vẫn chưa xong đâu”, ông Biden nói, đưa ra lời thề sẽ có một “chiến lược chính xác, cứng rắn, không khoan nhượng, có mục tiêu” cho cuộc tấn công hôm 26/8 khiến 13 binh sĩ Mỹ thiệt mạng.

Tổng thống Mỹ cũng nói rằng mối đe dọa khủng bố đã lan rộng từ Afghanistan ra khắp nơi trên thế giới. “Mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố vẫn tiếp tục, nhưng nó đã thay đổi. Chiến lược của chúng ta cũng cần phải thay đổi”, ông nói thêm.

Cảnh hỗn loạn ở Kabul sau khi Mỹ rút quân hoàn toàn Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đã hoàn tất việc rút quân khỏi Afghanistan vào ngày 30/8, kết thúc 20 năm can dự quân sự ở quốc gia Nam Á.

Bước ngoặt sóng gió của Tổng thống Biden

“Cuộc chiến dài nhất” của Mỹ tại Afghanistan đã kết thúc, nhưng đây chỉ là bước ngoặt mở ra chương mới không kém phần sóng gió đối với Tổng thống Joe Biden.

Ông Biden thề truy đuổi khủng bố, 'chưa xong việc' với ISIS-K

Tổng thống Joe Biden ngày 31/8 tuyên bố sẽ tiếp tục chống lại chủ nghĩa khủng bố trên toàn cầu, đồng thời cảnh báo về chiến lược cứng rắn đáp trả cuộc tấn công hôm 26/8.

Thế Hào

Bạn có thể quan tâm