Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bức ảnh từ lò mổ ở Nebraska gây rung chuyển nước Mỹ

Những bức ảnh do Bộ Lao động Mỹ công bố cho thấy hơn 100 trẻ em phải làm việc trong môi trường tồi tệ tại một nhà máy giết mổ ở bang Nebraska.

Hình ảnh do Bộ Lao động Mỹ công bố cho thấy trẻ em làm việc bất hợp pháp cho nhà máy giết mổ thuộc công ty PSSI. Ảnh: Bộ Lao động Mỹ.

Những bức ảnh đau lòng do Bộ Lao động Mỹ công bố được chụp tại nhà máy giết mổ ở Nebraska cho thấy điều kiện làm việc mà hơn 100 trẻ em phải chịu đựng khi phải làm việc bất hợp pháp cho công ty Packers Sanitation Services Incorporated (PSSI). Hình ảnh được đưa ra trước khi Bộ Lao động Mỹ xử phạt công ty vi phạm luật lao động trẻ em.

Chúng cho thấy trẻ em mặc đồ bảo hộ, sử dụng hóa chất để phun và khử trùng thiết bị trong lò mổ, theo Guardian ngày 9/5.

Trong một số bức ảnh - được công bố hôm 7/5 trên chương trình truyền hình 60 Minutes - một số người lao động dường như là trẻ nhỏ đeo kính bảo vệ mặc và xách những chiếc xô.

Vào tháng 2, Bộ Lao động Mỹ phạt công ty PSSI 1,5 triệu USD vì đã sử dụng ít nhất 102 trẻ em 13-17 tuổi tại 13 nhà máy đóng gói thịt ở 8 bang. Số tiền phạt lên tới 15.138 USD cho mỗi đứa trẻ. Đây là mức phạt tối đa theo luật liên bang.

Tre em My lam viec anh 1

Hình ảnh do Bộ Lao động Mỹ công bố cho thấy trẻ em bị lạm dụng sức lao động trong lò mổ của PSSI. Ảnh: Bộ Lao động Mỹ.

Công ty có trụ ở Wisconsin này là một trong những hãng vệ sinh thực phẩm lớn nhất của Mỹ và được các nhà máy thịt ký hợp đồng vệ sinh cơ sở vật chất. PSSI cho biết họ hợp tác với hơn 725 nhà máy đối tác.

Bộ Lao động Mỹ bắt đầu điều tra PSSI vào tháng 8/2022 sau khi một trường trung học cơ sở ở Grand Island, bang Nebraska báo với cảnh sát rằng một học sinh 14 tuổi đến trường với vết bỏng axit ở tay và đầu gối.

Nữ sinh 14 tuổi này cho biết đang làm việc ca đêm tại một nhà máy giết mổ địa phương. Các giáo viên cũng nhận thấy rằng các học sinh khác ngủ gật trong lớp sau khi làm việc tại nhà máy vào ban đêm.

Khi Bộ Lao động đến nhà máy, họ nhận thấy sự khác biệt về ngoại hình của những công nhân làm việc vào ca tối. "Chúng còn nhỏ, trông chúng còn rất trẻ", ông Shannon Rebolledo - điều tra viên của Bộ Lao động - nói trong chương trình 60 Minutes.

Sau đó, Bộ Lao động đã kiểm tra PSSI và phát hiện nhiều trẻ em đang làm việc tại các nhà máy khác nhau. Họ đã kiện công ty này vi phạm luật lao động liên bang.

Phía PSSI đã giải quyết vụ việc này với bộ vào tháng 12/2022 và đồng ý tăng cường tuân thủ các chính sách lao động trẻ em.

Một cựu quản lý PSSI xác nhận công ty đã thuê nhiều công nhân nhập cư không có giấy tờ, một số người dùng danh tính giả khi nộp đơn vào công ty.

Trong các tuyên bố, PSSI cho hay lãnh đạo công ty này không biết các trẻ em đang được tuyển dụng và họ đã cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định của "chính sách không khoan nhượng đối với việc tuyển dụng bất kỳ ai dưới 18 tuổi" của Bộ Lao động Mỹ.

Vào cuối tháng 4, PSSI bổ nhiệm một CEO mới. Công ty sau đó công bố một quỹ trị giá 10 triệu USD để nâng cao phúc lợi của trẻ em ở những nơi có các nhà máy của công ty hoạt động, giúp giảm tỷ lệ gia tăng của vấn đề lao động chưa đủ tuổi.

Vào tháng 3, Bộ Lao động Mỹ công bố một thỏa thuận với Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh về việc hợp tác để “xác định các khu vực địa lý và bên sử dụng lao động đang bóc lột trẻ em". Bộ này cho biết tỷ lệ lao động trẻ em bất hợp pháp đã tăng 69% kể từ năm 2018.

Hyundai điều tra vi phạm lao động trẻ em tại chuỗi cung ứng ở Mỹ

Hyundai Motor đang điều tra vi phạm về lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng của họ ở Mỹ, dự định "cắt đứt quan hệ" với các nhà cung cấp bị phát hiện sử dụng lao động chưa đủ tuổi.

Bố bắt làm việc nhà, cậu bé Trung Quốc báo cảnh sát

Một cậu bé 14 tuổi đã chạy tới đồn cảnh sát và tố cáo bố mình tội “bóc lột lao động trẻ em bất hợp pháp” vì bắt cậu làm việc nhà.

Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước Mỹ

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ.

Trần Nguyễn Đức Nhân

Bạn có thể quan tâm