Boeing cho biết đã rút lại lời đề nghị trả lương cho khoảng 33.000 công nhân nhà máy đang đình công ở bờ Tây nước Mỹ và khẳng định không có cuộc đàm phán nào nữa được lên kế hoạch với đại diện công đoàn của người lao động.
"Thật không may, công đoàn đã không xem xét nghiêm túc các đề xuất của chúng tôi", Stephanie Pope, Giám đốc Boeing cho biết. Vị này đồng thời khẳng định các yêu cầu của công đoàn là không thể thương lượng.
"Các cuộc đàm phán tiếp theo không có ý nghĩa gì vào thời điểm này và lời đề nghị của chúng tôi đã bị rút lại", Stephanie Pope khẳng định.
Công đoàn đang tìm cách tăng lương 40% trong 4 năm và khôi phục chế độ lương hưu theo chế độ phúc lợi xác định đã bị xóa khỏi hợp đồng một thập kỷ trước.
Tháng trước, Boeing đã đưa ra một lời đề nghị được cải thiện mà hãng mô tả là tốt nhất và cuối cùng. Theo đó, doanh nghiệp sẽ tăng lương cho công nhân 30% và khôi phục tiền thưởng thành tích. Dù vậy, công đoàn cho biết một cuộc khảo sát các thành viên cho thấy điều đó là không đủ.
Công đoàn của Hiệp hội Công nhân Máy móc và Hàng không Vũ trụ Quốc tế cho biết trong một tuyên bố rằng Boeing "quyết tâm giữ nguyên lời đề nghị không thương lượng" được đề xuất vào tháng trước.
"Họ từ chối đề xuất bất kỳ khoản tăng lương, tích lũy ngày nghỉ phép/nghỉ ốm, thăng tiến, tiền thưởng phê chuẩn hoặc đóng góp. Họ cũng sẽ không khôi phục lại chế độ lương hưu được hưởng theo xác định", báo cáo của công đoàn cho biết.
Trong bối cảnh hàng chục nghìn công nhân đình công, Boeing cho biết đã giao 33 máy bay phản lực vào tháng 9, giảm so với 40 máy bay được giao vào tháng 8, nâng tổng số đơn hàng được giao trong cả năm lên 291 chiếc.
Tuy nhiên, đây chưa phải tháng giao hàng thấp nhất trong năm của nhà sản xuất máy bay này. Tháng 4 và 5, hãng đều chỉ giao vỏn vẹn 24 chiếc. Và so với cùng kỳ năm trước, lượng máy bay được giao vào tháng 9 của Boeing vẫn tăng 6 chiếc.
Tính cả năm 2023, Boeing đã hoàn thành 528 đơn hàng. Như vậy, để đuổi kịp sản lượng của năm ngoái, 3 tháng cuối năm hãng cần phải bàn giao 237 tàu bay, tương đương 79 chiếc/tháng. Từ đầu năm đến nay, tháng cao nhất Boeing chỉ giao được 44 tàu bay.
Tình trạng đình công của 33.000 công nhân đã làm tốc độc giao hàng của Boeing trở nên trì trề. Northcoast Research, công ty nghiên cứu đầu tư tại Mỹ, ước tính tổng tác động của cuộc đình công có thể lên tới 3 tỷ USD hoặc nhiều hơn.
Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.
Công nhân Boeing đình công, các hãng bay châu Á khó nhận tàu đúng hạn
Cuộc đình công tại nhà máy Seattle làm tê liệt hoạt động sản xuất của Boeing đang gây ra sự chậm trễ trong việc giao hàng 737 Max trên khắp châu Á
Tổng Bí thư đề nghị Boeing đầu tư nhà máy linh kiện tại Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Boeing chuyển giao công nghệ, đưa các đối tác Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng.
33.000 công nhân Boeing đình công
Boeing hứng chịu làn sóng đình công lớn nhất trong 16 năm qua do những bức xúc của người lao động về vấn đề lương bổng.