Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Y tế phản hồi về tác dụng phụ gây đông máu của vắc xin AstraZeneca

Thông tin vắc xin COVID-19 của AstraZeneca gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu khiến nhiều người lo ngại.

Ngày 3/5 PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lí Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã được cảnh báo.

AstraZeneca anh 1

Thông tin vắc xin COVID-19 của AstraZeneca gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu khiến nhiều người lo ngại.

Thống kê cho thấy tại Việt Nam, trong thời gian diễn ra dịch COVID-19, ngoài 30 triệu liều vắc xin COVID-19 đã đặt mua của AstraZeneca, sau đó, Việt Nam cũng đã rải rác tiếp nhận vắc xin AstraZeneca qua các chương trình tài trợ.

Ông Khuê cho hay phần lớn người dân đã tiêm vắc xin AstraZeneca COVID-19 vài năm, hiện cũng đã hết tác dụng. “Do đó, cũng không cần quá lo ngại bị tác dụng phụ dẫn đến đông máu”, PGS. Khuê nói.

Chuyên gia này thông tin thêm khi triển khai tiêm vắc xin COVID-19, Bộ Y tế rất thận trọng, đã xây dựng quy trình tiêm chủng chặt chẽ, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm. “Sau đó, chúng ta cũng điều chỉnh dần khi theo dõi thấy vắc xin không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng sức khoẻ. Từ chỉ tiêm tại cơ sở y tế, sau đó hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19 đã được triển khai rộng hơn", PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.

Việt Nam đã tiêm hơn 266,5 triệu liều vắc-xin COVID-19 - là một trong những quốc gia có tỉ lệ bao phủ vắc-xin COVID-19 cao nhất thế giới với tỉ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt gần 100%, tỉ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,6%.

Trước đó vào năm 2021, theo văn bản số 1215/ QLD-KD về việc nhập khẩu thuốc chưa có giấy Đăng kí lưu hành để dáp ứng nhu cầu cấp bách cho phòng chống dịch COVID-19 do Cục Quản lí dược (Bộ Y tế) kí ban hành, Cục Quản lí dược đã chấp thuận cho Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam nhập khẩu vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca, số lượng 204.000 liều.

Tên vắc xin: COVID-19 Vaccine AstraZeneca. Nhà sản xuất: SK Bioscience Co Limited-Hàn Quốc

Theo quyết định này, vắc xin được nhập khẩu để sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch, phải đáp ứng các điều kiện đi kèm trong văn bản chấp thuận phê duyệt vắc xin ngày 1-2 của bộ trưởng Bộ Y tế.

Văn bản cũng nêu rõ, Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng vắc xin nhập khẩu để đảm bảo việc sử dụng vắc xin đúng mục đích, an toàn, hiệu quả, theo đúng cam kết.

AstraZeneca phải thực hiện đúng các quy đinh hiện hành về xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối thuốc và các quy định có liên quan.

Vắc xin AstraZeneca là vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu có điều kiện vào Việt Nam. Đây là vắc xin do Công ty dược AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu, phát triển. Hiện vắc xin này đã được cấp phép lưu hành 1 năm hoặc nhập khẩu có điều kiện tại Philippines, Thái Lan, Anh, Việt Nam và một số quốc gia khác.

Ủy viên Bộ Chính trị được đề xuất thuê biệt thự công vụ 450-500 m2

Các chức danh như Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư được đề xuất bố trí cho thuê biệt thự công vụ với diện tích đất khuôn viên từ 450 m2 đến 500 m2.

Phó Chánh án TAND ở Quảng Trị bị đâm trọng thương tại phòng làm việc

Khi đang ở phòng làm việc, ông Nguyễn Văn Quý, Phó Chánh án TAND huyện Cam Lộ (Quảng Trị), bị người đàn ông lạ mặt dùng hung khí đâm trọng thương.

Thông tin mới vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong ở Đồng Nai

Các công nhân của Công ty TNHH sản xuất và thương mại gỗ Bình Minh cho biết trong thông báo của công ty, họ đi làm ngày 30/4 và 1/5 được tính gấp đôi lương cơ bản.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

https://tienphong.vn/bo-y-te-phan-hoi-ve-tac-dung-phu-gay-dong-mau-cua-vac-xin-astrazeneca-post1633986.tpo

Hà Minh/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm