Kỷ yếu Hoàng Sa do UBND Huyện Hoàng Sa biên soạn. Cuốn sách nói về công tác quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa, huyện Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử, cảm nghĩ của người Đà Nẵng về Hoàng Sa.
Sách in kèm 4 phụ lục: Tài liệu, thư tịch cổ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa; quần đảo Hoàng Sa trong Châu bản triều Minh Mạng và Thiệu Trị; 16 bản đồ Hoàng Sa chủ quyền của Việt Nam qua các thời kỳ trước và sau 1975; một số bài báo và trang sách viết về Hoàng Sa.
Cuốn Lãnh thổ Việt Nam - Lịch sử và pháp lý của TS Trần Công Trục đem tới những kiến thức về lãnh thổ, sự phân chia biên giới lãnh thổ của Việt Nam, hiện trạng biên giới lãnh thổ đất liền cũng như trên biển; về vấn đề Biển Đông và những tranh chấp trên Biển Đông hiện nay.
Từ đó, tác giả phân tích, trình bày khái quát các hệ quy chiếu pháp lý để giải quyết các tranh chấp liên quan đến biên giới, lãnh thổ, phân định biển, áp dụng và giải thích Công ước Liên Hợp Quốc 1982 về Luật Biển (UNCLOS).
Trong Biển Đông luận bàn của các học giả trên thế giới, Lê Toan sưu tầm và tuyển chọn, những công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới đã được trình bày trong các Hội thảo khoa học ở Việt Nam và trên thế giới, đã đăng tải trên nhiều loại hình ấn phẩm trong và ngoài nước. Sách mang đến những góc nhìn đa chiều về vấn đề chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước, vấn đề an nguy của quốc gia dân tộc.
Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông của TS Trần Công Trục khẳng định những chứng tích của Việt Nam trên Biển Đông. Sách nêu rõ vị trí và vai trò của biển, đảo Việt Nam trong Biển Đông, luận bàn về việc xác lập các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.
Tác giả cũng diễn giải quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và nói đến những tranh chấp, thực trạng và giải pháp.
Để cho độc giả một cái nhìn trực quan về quần đảo Trường Sa, sách ảnh Đến với Trường Sa thu thập hơn 500 bức chụp thực tế, trong đó, Trường Sa hiện lên dưới những góc nhìn mới lạ, sống động nơi địa đầu sóng gió này. Cuốn sách do nhiếp ảnh gia Đoàn Bắc và nhà báo Nguyễn Hồng Kỳ thực hiện.
Sách Sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 và tham vọng của Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, do GS.TS Trần Ngọc Vương chủ biên, TS Trần Công Trục - TS Đinh Hoàng Thắng biên soạn, gửi gắm những hiểu biết trung thực, khách quan về Biển Đông và chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, từ đó, phát huy tinh thần yêu nước, khát vọng biển và ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Khơi gợi tình yêu biển đảo qua việc đọc sách cùng con
Nhà văn Bùi Tiểu Quyên cho rằng cha mẹ là những người giúp các bé gieo những hạt mầm đầu tiên về tình yêu với biển đảo Việt Nam thông qua việc đọc, lắng nghe và chia sẻ cùng con.
Sách tranh song ngữ dành cho thiếu nhi về quần đảo Trường Sa
Tình yêu với biển đảo và quê hương xứ sở được thể hiện bằng những câu chuyện lý thú, hồn nhiên và cung cấp cho bạn đọc nhí nhiều kiến thức hữu ích.
Tình yêu biển đảo qua tác phẩm đoạt Giải Sách quốc gia
Giải thưởng Sách quốc gia năm nay, có một số tác phẩm thiếu nhi viết về đề tài biển đảo dành được sự quan tâm của hội đồng xét giải cũng như độc giả.