Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Ngoại giao bình luận về bản đồ thềm lục địa mà Malaysia nộp lên LHQ

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam bảo lưu quyền chủ quyền với thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý trên Biển Đông như nêu trong công hàm gửi LHQ năm 2009.

Trả lời câu hỏi của Zing.vn về việc Malaysia đệ trình lên Liên Hợp Quốc bản đồ ranh giới thềm lục địa của nước này ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Việt Nam bảo lưu quyền chủ quyền với thềm lục địa mở rộng bên ngoài 200 hải lý ở Biển Đông như đã nêu trong công hàm gửi Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (Liên Hợp Quốc) năm 2009”.

“Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Là quốc gia thành viên của Công ước Luật biển 1982, Việt Nam được hưởng đầy đủ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia với các vùng biển của mình được xác lập trong Công ước Luật biển”, bà Hằng nói thêm.

malaysia de trinh them luc dia anh 1

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Việt Linh.

Ngày 12/12, Malaysia chính thức đệ trình lên Liên Hợp Quốc yêu cầu xác lập giới hạn thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của nước này.

Malaysia và Trung Quốc đều ký Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, luật hóa quyền và nghĩa vụ của các nước trong việc sử dụng biển.

Theo Công ước, mọi quốc gia đều có thể tuyên bố Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) cách bờ biển của họ 200 hải lý. Ngoài ranh giới đó là biển cả (high sea), chung cho mọi quốc gia.

Theo điều 76 của Công ước Luật biển, nếu một nước cho rằng thềm lục địa của mình vượt ra ngoài 200 hải lý, nước đó phải đệ trình lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa, cùng các dữ liệu kỹ thuật và khoa học, để ủy ban này xem xét.

Theo Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLFC), năm 2009, Malaysia và Việt Nam đã cùng đệ trình về phần thềm lục địa mở rộng của hai nước ở phía Nam Biển Đông.

Dựa vào UNCLOS, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan năm 2016 bác bỏ yêu sách chủ quyền dựa vào “đường 9 đoạn” (còn gọi là "đường lưỡi bò") của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Trung Quốc không công nhận phán quyết ở The Hague, và kể từ đó tiếp tục quân sự hóa đảo nhân tạo, xây đường băng và lắp đặt hệ thống tên lửa.

Cả Malaysia, Việt Nam và Philippines đều bác bỏ cái gọi là “đường 9 đoạn” phi lý của Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao bình luận về căng thẳng trên biển giữa Indonesia và TQ

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói mọi hoạt động trên biển cần tuân thủ công ước luật biển, không làm phức tạp tình hình, giữa lúc tàu Trung Quốc và Indonesia đối đầu trên biển.

Khuyến cáo công dân VN hạn chế tới Trung Đông giữa căng thẳng Mỹ-Iran

Tại họp báo chiều 9/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết Bộ đã ra khuyến cáo công dân Việt Nam "hạn chế tới các nước trong khu vực có khả năng bị ảnh hưởng bởi xung đột".

Trọng Thuấn - Hạnh Vũ

Bạn có thể quan tâm