Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Công Thương nói tính khung giá điện tái tạo đúng quy định

Theo Bộ Công Thương, khung giá phát điện chuyển tiếp được cơ quan này lấy ý kiến hội đồng tư vấn độc lập và trên chi phí thực tế của các nhà máy điện tái tạo.

Bộ Công Thương cho biết khung giá điện tính dựa trên chi phí thực tế của các nhà máy điện tái tạo. Ảnh: Minh Hoàng.

Trước đó, 36 nhà đầu tư các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp có văn bản gửi tới Thủ tướng cho rằng quá trình ban hành Quyết định 21 quá vội vàng, chưa bảo đảm việc thẩm định và lấy ý kiến một cách kỹ lưỡng.

Việc giao cho EVN/EPTC (Tập đoàn Điện lực Việt Nam /Công ty Mua bán điện) làm công tác xác định giá và sử dụng kết quả đề xuất chưa qua tham vấn với bên tư vấn độc lập là chưa phù hợp với thực tiễn, phương pháp tính toán của EVN cũng được cho là chưa phù hợp và chưa đảm bảo tính khách quan.

Trước các kiến nghị của các nhà đầu tư, Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết Bộ có trách nhiệm hướng dẫn phương pháp lập khung giá phát điện áp dụng đối với dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.

EVN có trách nhiệm xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời chuyển tiếp trình Cục Điều tiết điện lực thẩm định trước khi trình Bộ trưởng Công Thương xem xét, phê duyệt.

Hội đồng tư vấn độc lập lấy ý kiến về khung giá phát điện cho dự án chuyển tiếp được thành lập với 9 thành viên là các chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực điện, giá, tài chính, quản lý Nhà nước về năng lượng. Việc tổ chức tính toán rà soát, xin ý kiến của các chuyên gia và các cơ quan có đơn vị có liên quan được thực hiện từ ngày 20/11/2022 đến ngày 30/11/2022.

"Vì vậy, việc dự thảo và ban hành Quyết định 21 về ban hành khung giá điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp hoàn toàn đảm bảo trình tự và thủ tục theo quy định", Cục khẳng định.

Về phương pháp và kết quả tính toán, Cục điều tiết điện lực cho biết kết quả tính khung giá dựa trên các số liệu được các tổ chức tư vấn trong, ngoài nước cung cấp. Theo đó, suất đầu tư điện gió, điện mặt trời trên thế giới xu hướng giảm dù chi phí vật liệu tăng cao.

Vì vậy, căn cứ báo cáo kết quả tính toán khung giá của EVN, suất đầu tư được thẩm định, lựa chọn trên cơ sở suất đầu tư các dự án giảm trừ 10% cho 1MWp điện mặt trời, 1MW điện gió.

Cơ chế giá bán điện ưu đãi FIT là cơ chế giá điện hỗ trợ, được thiết kế để thúc đẩy đầu tư vào các dự án điện mặt trời, điện gió và được quy định trong khoảng thời gian nhất định.

"Trong khi đó, khung giá phát điện cho các nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện gió chuyển tiếp được tính toán trên cơ sở chi phí thực tế quy định tại báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật của các nhà máy điện tái tạo đã ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN trước thời hạn cơ chế giá FIT hết hiệu lực", Cục cho biết.

Trước đó, hồi đầu năm 2023, Bộ Công Thương đã ban hành khung giá phát điện mới cho các dự án chuyển tiếp này. Theo đó, giá trần dự án điện mặt trời chuyển tiếp là 1.185-1.508 đồng/kWh và điện gió 1.587-1.816 đồng/kWh, tùy loại hình.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế.

36 doanh nghiệp kêu cứu vì không bán được điện tái tạo

Nhiều nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời cho biết họ có thể rơi vào tình trạng thua lỗ và phá sản vì khung giá phát điện mới Bộ Công Thương đưa ra không hợp lý.

Ông lớn ngành điện tái tạo sở hữu quỹ đất 600 ha

Tập đoàn tư nhân này có kế hoạch tiếp tục huy động để mở rộng nhanh công suất, qua đó tăng doanh thu bán điện từ mức 200 triệu USD năm ngoái lên 1 tỷ USD vào năm 2026.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm