Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Biểu tình bạo động đe dọa khả năng hồi phục của nền kinh tế Mỹ

Nhiều thành phố lớn ở Mỹ - từ New York, Chicago cho đến Los Angeles - đang rón rén nối lại các hoạt động kinh tế đột nhiên chao đảo vì làn sóng biểu tình bạo động.

Làn sóng biểu tình bùng lên sau vụ cảnh sát ghì chết người đàn ông da đen George Floyd ở Minneapolis đã lan rộng tới nhiều thành phố lớn tại Mỹ. Các khu mua sắm nổi tiếng như Rodeo Drive ở Beverly Hills (Los Angeles, bang California) hay Michigan Avenue ở Chicago (Illinois) bị đập phá tan hoang.

Bạo động xảy ra đúng thời điểm nền kinh tế Mỹ đang tê liệt vì dịch Covid-19 và hơn 104.000 người đã thiệt mạng. “Người lao động đang lo nguy cơ thất nghiệp dài hạn. Căng thẳng càng gia tăng khi mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ”, Bloomberg dẫn lời nhà kinh tế Mark Zandi thuộc Moody's Analytics nhận định.

Từ khi dịch Covid-19 lan rộng, hơn 50 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp hoặc bị cắt giảm thu nhập, tỷ lệ thất nghiệp leo lên tới 20%. Giới quan sát nhận định các cuộc biểu tình sẽ cản trở quá trình mở cửa trở lại của nền kinh tế Mỹ.

kinh te My lao dao vi bieu tinh anh 1

Người biểu tình đốt phá trước cửa Nhà Trắng. Ảnh: Getty.

Hôm 1/6, Thị trưởng Chicago Lori Lightfoot cho biết thành phố chưa quyết việc có lùi ngày mở cửa 3/6 hay không. Bà Lightfoot cho biết nhiều cửa hàng trong thành phố bị tàn phá nặng nề. “Tôi vô cùng đau lòng khi thấy thành quả kinh doanh và tiền bạc của người dân bị đốt phá”, bà nói.

Kimberly Bares, Chủ tịch và CEO của hãng Kimberly Bares cho hay khoảng 135 tòa nhà trung tâm thương mại ở Chicago chịu thiệt hại hàng triệu USD trong thời gian ngắn. Con số này dự báo sẽ tiếp tục tăng lên.

Tình trạng bạo lực buộc Amazon thu hẹp dịch vụ giao hàng và đóng cửa nhiều trạm giao hàng ở Chicago, Los Angeles và Portland. Chuỗi siêu thị Target đã đóng cửa 32 cơ sở xung quanh Minneapolis và cho biết sẽ đóng cửa thêm hàng chục siêu thị trên toàn quốc.

T-Mobile, Verizon, Apple và nhiều tập đoàn khác cùng tiếp tục đóng cửa hàng nghìn cửa hàng. Giới chuyên gia nhận định cảnh đốt xe, cướp phá siêu thị và đụng độ bạo lực giữa cảnh sát và người biểu tình sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó trong việc lôi kéo khách hàng trở lại.

kinh te My lao dao vi bieu tinh anh 2

Một cửa hàng bị đập phá ở Atlanta. Ảnh: The Atlanta Journal-Constitution

Các thành phố đang chật vật đối phó với dịch Covid-19 khó có thể chi thêm ngân sách cho các hoạt động an ninh và khắc phục hậu quả do biểu tình bạo động gây ra. Trước khi bạo động bùng nổ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chịu sức ép phải hỗ trợ tài chính thêm cho các bang và thành phố.

Ở Washington D.C, Thị trưởng Muriel Bowser bày tỏ lo ngại biểu tình sẽ khiến virus corona chủng mới lây lan nhanh. Thị trưởng New York Bill de Blasio cũng đưa ra cảnh báo tương tự.

Ông De Blasio khẳng định bạo động sẽ không cản trở được kế hoạch nối lại các hoạt động xây dựng, sản xuất và kinh doanh của New York. Tuy nhiên, chi phí an ninh đang đè nặng lên ngân sách thành phố.

Người biểu tình Mỹ phá nhiều cửa hàng đồ hiệu xa xỉ

Người biểu tình tại Mỹ đập phá, cướp bóc và viết bậy lên nhiều cửa hàng thời trang xa xỉ ở Los Angeles, bang California.

Siêu thị Mỹ tan nát trong cuộc biểu tình phản đối cảnh sát

Vụ cướp bóc hôm 28/5 phá hủy toàn bộ cửa hàng Target ở Minneapolis (bang Minnesota) trong thời điểm biểu tình phản đối vụ cảnh sát da trắng giết một người da đen lan rộng tại Mỹ.

An Chi

Bạn có thể quan tâm