Các cuộc biểu tình phản đối vụ cảnh sát da trắng giết một người da màu đã lan rộng ra nhiều thành phố ở Mỹ từ Atlanta, Seattle, Chicago đến New York. Người biểu tình đập phá, cướp bóc tại nhiều cửa hàng xa xỉ. Ở Rodeo Drive, thiên đường mua sắm của Los Angeles, các cửa hàng của Hermès, Fendi, Dolce & Gabbana và Tiffany bị người biểu tình phun chằng chịt những dòng chữ như "Living in Hell", "Eat the Rich". Ảnh: AFP. |
Tại Melrose Avenue gần đó, người biểu tình phá vỡ cửa kính và cướp bóc nhiều cửa hiệu. Một cửa hàng Louis Vuitton ở Portland (Oregon) bị đánh cắp các sản phẩm xa xỉ trị giá đến 85.000 USD. Ảnh: AFP. |
Các nhà thiết kế ở Mỹ thể hiện nhiều quan điểm khác nhau trên phương tiện truyền thông. Nhà thiết kế Marc Jacobs viết: “Đừng bao giờ bị thuyết phục rằng đập phá của cải là bạo lực. Tài sản có thể thay thế được nhưng mạng sống con người thì không”. Một trong số các cửa hàng của ông cũng bị đập phá trong vụ biểu tình. Trong khi đó, ông Virgil Ablo, nhà sáng lập thương hiệu Off-White, nhà thiết kế của Louis Vuitton, chỉ trích dữ dội hành vi cướp bóc. Ảnh: South China Morning Post. |
Các cuộc biểu tình diễn ra vào thời điểm ngành công nghiệp thời trang toàn cầu đang chịu ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19. Ảnh: South China Morning Post. |
Theo một báo cáo gần đây của Công ty tư vấn Bain & Company, doanh số ngành công nghiệp xa xỉ sẽ sụt giảm 35% trong năm nay. Ảnh: AFP. |
Tại châu Á, Hong Kong - thị trường quan trọng của các thương hiệu thời trang xa xỉ - cũng lao đao vì các cuộc biểu tình chống chính phủ trong 12 tháng qua. Ngay cả khi những người biểu tình ở Hong Kong không cướp bóc và phá hoại cửa hàng, làn sóng biểu tình vẫn ảnh hưởng đáng kể đến hình ảnh của ngành thời trang xa xỉ. Ảnh: AFP. |