Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Biến tàu chiến thành đảo để trốn kẻ thù

Thủy thủ trên một tàu quét mìn của Hà Lan ngụy trang tàu thành một hòn đảo nhiệt đới nhằm lẩn trốn sự truy sát của tàu Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai.

a
Các thủy thủ sử dụng các cành cây để ngụy trang con tàu thành một hòn đảo nhiệt đới. Ảnh: Wikipedia

Theo Wearethemighty, sau khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản đánh bại phe Đồng minh trong trận hải chiến biển Java, Indonesia vào cuối năm 1941. Các tàu chiến còn lại rút lui về Australia. Lúc đó, tàu quét mìn HNLMS Abraham Crijnssen thuộc Hải quân Hoàng gia Hà Lan mắc kẹt ở biển Java, Indonesia (lúc ấy là thuộc địa của Hà Lan với tên gọi Đông Ấn Hà Lan).

Vài tàu chiến có hỏa lực mạnh đã chìm, số còn lại rút lui khỏi khu vực. Trong khi đó, bản thân tàu quét mìn có lượng giãn nước chỉ 525 tấn. Vũ khí chủ lực của nó là một pháo hạm 76 mm, 2 pháo phòng không 20 mm. Mặt khác, tàu quét mìn có tốc độ tối đa chỉ 15 hải lý mỗi giờ ( 27 km/h).

Hỏa lực yếu, tốc độ chậm lại đơn độc, Crijnssen dễ dàng biến thành con mồi ngon cho hạm đội tàu chiến hùng mạnh của Nhật. Thủy thủ đoàn 45 người gấp rút tìm phương án rút lui một cách an toàn. Cuối cùng họ thống nhất giải pháp rất thú vị, biến con tàu thành hòn đảo nhiệt đới.

a
Nhìn từ xa, rất khó để nhận ra con tàu khi neo gần các đảo nhỏ. Ảnh: Wikipedia

Thủy thủ đoàn chặt nhiều cây ở hòn đảo gần đó đem lên tàu, sau đó dùng những tấm gỗ để cố định cành cây trông như tán rừng. Họ sơn màu tương tự vách đá lên những vị trí còn lại. Quá trình ngụy trang hoàn tất, nhưng lựa chọn thời điểm di chuyển cũng là một vấn đề nan giải.

Một hòn đảo bí ẩn tự di chuyển chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của các máy bay trinh sát Nhật Bản. Nếu đối phương phát hiện, cơ hội sống sót của thủy thủ đoàn rất thấp. Họ quyết định chỉ di chuyển vào ban đêm, khi trời sáng, thủy thủ đoàn neo tàu gần các đảo, thay thế các cành cây khô để “hòn đảo” luôn xanh tốt.

Đêm xuống, con tàu tiếp tục di chuyển hướng về phía Australia và cầu nguyện cho người Nhật không nhận ra sự xuất hiện, biến mất của một hòn đảo kỳ lạ giữa 18.000 đảo ở Indonesia. Sau hành trình 8 ngày cùng kỹ thuật ngụy trang khéo léo, Crijnssen đến Australia một cách an toàn.

Giới chuyên môn coi hải trình trốn thoát của tàu Crijnssen là một kỳ tích. Ý tưởng táo bạo của thủy thủ đoàn giúp họ tránh sự truy sát của Hải quân Đế quốc Nhật. Những năm sau đó, người ta sửa tàu để nó thực hiện nhiệm vụ chống ngầm ở vùng biển xung quanh Australia.

5 ngộ nhận về Thế chiến II

Mỹ một tay làm nên chiến thắng, Đức có thể giành thắng lợi nếu tránh được các sai lầm... là điều mà nhiều người thường hiểu lầm về Chiến tranh Thế giới thứ 2.

10 giả thuyết làm thay đổi lịch sử Thế chiến II (kỳ 1)

Nếu Đức tấn công nước Anh thay vì Liên Xô, Nhật Bản không tập kích Trân Châu Cảng, có thể đã thay đổi hoàn toàn cục diện Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm