Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 giả thuyết làm thay đổi lịch sử Thế chiến II (kỳ 1)

Nếu Đức tấn công nước Anh thay vì Liên Xô, Nhật Bản không tập kích Trân Châu Cảng, có thể đã thay đổi hoàn toàn cục diện Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Nhật Bản không tập kích Trân Châu Cảng

Nếu
Nếu Nhật Bản không tập kích vào Trân Châu Cảng chiến tranh thế giới thứ 2 có thể đã diễn biến theo một chiều hướng khác. Ảnh: Warhistoryonline

Chiến tranh thế giới thứ 2 đã kết thúc hơn nửa thế kỷ nhưng nó vẫn là chủ đề được bàn luận rất sôi nổi trong những năm qua. Mỗi quyết định quan trọng trong chiến tranh thế giới thứ 2 đều có thể dẫn đến những thay đổi mang tính lịch sử đối với nhân loại. Warhistoryonline đã nêu ra 10 giả thuyết có thể khiến chiến tranh thế giới thứ 2 diễn biến theo một chiều hướng khác.

Việc Nhật Bản tập kích Trân Châu Cảng gây cho Hải quân Mỹ thiệt hại chưa từng có đã khiến họ đi đến quyết định tham gia vào chiến tranh thế giới thứ 2. Trước khi diễn ra cuộc tập kích vào Trân Châu Cảng, người Mỹ vẫn đứng ngoài cuộc chiến, họ chỉ hỗ trợ vật tư, vũ khí cho Anh lúc đó đang dẫn đầu phe Đồng minh chống lại Đức quốc xã.

Nếu không diễn ra cuộc tấn công, Mỹ vẫn có thể tham gia vào cuộc chiến nhưng có thể ở một thời điểm khác. Lúc đó, chiến tranh thế giới thứ 2 có thể kéo dài hơn vì người Nhật Bản có thể đã kiểm soát phần lớn Thái Bình Dương. Liên Xô có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để đánh bại Đức quốc xã.

Đức tấn công nước Anh thay vì Liên Xô

Nếu chiến dịch
Nếu chiến dịch Sư tư biển diễn ra thành công, phe Đồng minh có thể sẽ mất rất nhiều thời gian và nhân mạng để lật ngược thế cờ. Ảnh: Warhistoryonline

Trong thâm tâm của Hitler thì mục tiêu số 1 là đánh bại Liên Xô. Tuy nhiên, khi Pháp thất thủ một cách quá dễ dàng đã thôi thúc ông ta lập kế hoạch cho một cuộc tấn công vào nước Anh. Kế hoạch tấn công nước Anh mang mật danh "Sư tử biển". Nếu chiến dịch này thành công, nước Anh bị đánh bại, khi đó Hoàng gia Anh có thể di cư sang Canada và tiếp tục lãnh đạo cuộc chiến.

Khi đó một kế hoạch phản công sẽ bắt đầu từ Bắc Phi tiến qua Italy và phần còn lại của châu Âu. Cuộc phản kích như vậy sẽ rất khó để thực hiện. Tuy nhiên, chiến dịch Sư tử biển đã bị hủy bỏ do sự kháng cự mạnh mẽ của Không quân Hoàng gia Anh. Ngoài ra, Hải quân Hoàng gia Anh đã kiểm soát eo biển Manche. Hitler đã quay trở lại với mục tiêu ban đầu của mình là đánh bại Liên Xô.

Đức quốc xã chiếm được Moscow

Đức
Nếu Đức quốc xã đánh bại Liên Xô, Đế chế thứ 3 có thể chiếm toàn bộ châu Âu và tạo ra một thảm họa nhân đạo khủng khiếp với nhân loại. Ảnh: Warhistoryonline

Nếu Đức quốc xã chiếm đóng Moscow họ có thể xóa sổ sức mạnh quân sự của Liên Xô. Khi đó Đức sẽ có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ qua đó làm tăng đáng kể sức mạnh cho Đế chế thứ 3. Đức quốc xã có thể quay lại đánh bại nước Anh, chiếm Trung Đông, chiến tranh lạnh có thể diễn ra giữa Đức và Mỹ.

Kịch bản này có thể dẫn đến một thảm họa nhân đạo còn tàn khốc hơn. Đức quốc xã có thể sẽ tìm cách xóa sổ các chủng tộc ở các quốc gia mà họ chiếm đóng, những người không thuộc tộc Aryan của họ.

Liên Xô vượt qua Berlin

dư
Khi tiến vào Berlin, Hồng quân có đến 12 triệu binh sĩ đông gấp 3 lần so với phe Đồng minh. Ảnh: Wkipedia

Hồng quân Liên Xô trên đã đẩy quân Đức ra khỏi lãnh thổ của mình qua Đông Âu, Trung Âu và tiến vào Berlin. Một số nhà sử học nhận định rằng, Liên Xô đã có tham vọng tiến sâu hơn nữa vào châu Âu. Khi tiến vào Berlin, Hồng quân có đến 12 triệu binh sĩ so với 4 triệu của phe Đồng minh. 

Nếu điều đó xảy ra, thế giới có thể sẽ bị cuốn vào một cuộc chiến khác, chiến tranh thế giới thứ 3. Tuy nhiên, một thỏa thuận chia đôi Berlin giữa Mỹ-Liên Xô đã ngăn chặn một thảm họa tiếp theo cho nhân loại.

Đồng minh tấn công nước Đức từ phía Nam

Mặt
Mặt trận phía Nam vẫn có thể đánh bại Đức quốc xã nhưng một cuộc tấn công như vậy sẽ khó khăn hơn so với một cuộc đổ bộ bất ngờ từ biển trên mặt trận phía Tây. Ảnh: Warhistoryonline

Có tài liệu lịch sử cho rằng, Thủ tướng Anh Churchill không muốn lặp lại mặt trận phía Tây trong chiến tranh thế giới thứ I. Nhưng với ảnh hưởng lớn của Mỹ, họ đã đồng ý thực hiện cuộc đổ bộ Ngày D lên Normandy và một mặt trận phía Tây sẽ được thành lập ở nước Pháp.

Việc thành lập mặt trận phía Tây khiến Liên Xô hài lòng, họ không muốn phe Đồng minh chiếm bất cứ quốc gia nào ở Đông và Trung Âu. Nếu phe Đồng minh thực hiện cuộc tấn công từ phía Nam, điểm xuất phát có thể là Italia và các nước vùng Balkans.

Khi đó, Na Uy luôn là một điểm tấn công tiềm năng, Đức quốc xã đã nghĩ đến điều này và họ đã chuẩn bị cho một kịch bản tấn công với 500.000 quân đóng tại đây. Mặt trận phía Nam kết hợp với mặt trận phía Đông vẫn có thể đánh bại Đức quốc xã, nhưng điều gì sẽ xảy ra với Pháp là một câu hỏi lớn.

Đức Hải

Bạn có thể quan tâm