Mỹ một tay làm nên chiến thắng
Quân đội Mỹ có công lớn trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 nhưng quốc gia có công lao lớn hơn cả chính là Liên Xô trên mặt trận phía Đông. Ảnh: MSA |
Theo Warhistoryonline, sự tuyên truyền chính trị, đặc biệt là qua các bộ phim của Hollywood thường mô tả rằng nước Mỹ một tay làm nên chiến thắng. Ít nhất, họ cũng cố gắng miêu tả rằng Mỹ có công lao lớn hơn cả vào chiến thắng chung so với các đồng minh khác trong Thế chiến II.
Một ví dụ điển hình cho sự tuyên truyền thái quá các công lao của nước Mỹ trong bộ phim gây tranh cãi mang tên U-571 của đạo diễn Jonathan Mostow. Bộ phim mô tả rằng, các thủy thủ tàu ngầm Mỹ đã thu giữ và giải mã thành công máy Enigma (một thiết bị tạo và giải mã các thông tin mật của Đức).
Trên thực tế, Ba Lan mới chính là quốc gia đầu tiên giải mã thành công máy Enigma vào năm 1932. Sau đó, họ chia sẻ những phát hiện của mình với Anh và Pháp vào năm 1939. Bộ phim đã gây ra những ngộ nhận rằng, Mỹ chính là quốc gia đầu tiên giải mã thành công máy Enigma.
Cho đến khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, các phương tiện truyền thông Mỹ vẫn im lặng về vai trò của Liên Xô trên mặt trận phía Đông. Thực tế, bước ngoặt của Chiến tranh Thế giới thứ 2 quyết định ở trận Stalingrad.
Quy mô mặt trận phía Đông lớn gấp 4 lần mặt trận phía Tây. 8 triệu binh sĩ Liên Xô đã thiệt mạng, cao gấp 20 lần số binh lính Mỹ thiệt mạng trong Thế chiến II. Rất nhiều trẻ em phương Tây không biết về câu chuyện này.
Winston Churchill là một nhà lãnh đạo được yêu mến trên khắp thế giới
Tầm ảnh hưởng của Winston Churchill chỉ tồn tại một cách ngắn hạn trong những năm Thế chiến II. Ảnh: Warhistoryonline. |
Thủ tướng Anh Neville Chamberlain đã mất niềm tin và từ chức, ông đề nghị Winston Churchill làm thủ tướng Anh vào năm 1940. Một số nhà sử học, người viết tiểu sử và cuộc thăm dò ý kiến sai lệch đã dẫn đến những ngộ nhận. Kết quả là ở những nơi không hiểu gì về lịch sử nước Anh như tiểu lục địa Ấn Độ thường mô tả thủ tướng Winston Churchill trong Thế chiến II là một nhà lãnh đạo được yêu mến.
Trên thực tế, nó giống như một "hội chứng" nơi mà nhà lãnh đạo đạt được sự hỗ trợ phổ biến ngắn hạn trong giai đoạn chiến tranh hoặc một cuộc khủng hoảng quốc tế. Tầm ảnh hưởng của Winston Churchill kéo dài không lâu. Đảng Lao động của ông đã thất bại ngay trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên khi chiến tranh kết thúc.
Winston Churchill đã đề cập đến mối đe dọa chống lại Anh và Mỹ của Hồng quân. Ông đã cố gắng đi trước với chiến dịch mang mật danh Unthinkable chống lại Hồng quân vào ngày 1/7/1945 có thể châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ 3. Điều đó đã khiến ông đánh mất niềm tin của công chúng.
Chính sách của Churchill tại Ấn Độ cũng là chủ đề gây tranh cãi, chính phủ của ông có lỗi trong việc để xảy ra nạn đói tại Bengal khiến hơn 4 triệu người thiệt mạng.
Đức có thể chiến thắng nếu tránh được các sai lầm
Pháo binh Liên Xô đang pháo kích vào vị trí quân đội Đức quốc xã ở Odessa, Ukraine năm 1941. Ảnh: Warhistoryonline. |
Có một số ngộ nhận rằng, Đức có thể thống trị thế giới nếu họ tránh được các sai lầm ngớ ngẩn. Khi bắt đầu Chiến tranh Thế giới thứ 2, Đức có sức mạnh quân sự khổng lồ, họ chiếm phần lớn châu Âu, đe dọa nước Anh. Tuy nhiên, sau năm 1941, chỉ có một sự "siêu may mắn" mới giúp Hitler giành chiến thắng.
Liên Xô đã thành công trong cuộc cách mạng công nghiệp ở cả phương diện kinh tế và quân sự. Cho dù Đức có phạm sai lầm hay không thì cuối cùng Liên Xô vẫn chiến thắng trên mặt trận phía Đông.
Hitler là một thiên tài trong mọi lĩnh vực
Hitler không phải là một thiên tài như phần lớn người Đức vẫn ngưỡng mộ. Ảnh: Warhistoryonline |
Người Đức trong Thế chiến II ngưỡng mộ Hitler như một thiên tài. Sự phổ biến của các hình thức văn hóa đã đưa ông ta trở thành một siêu nhân vật phản diện trong lịch sử. Thực tế, các kế hoạch quân sự của Hitler được chứng minh là nghèo nàn.
Tuy nhiên, Hitler đã thành công trong các hoạt động tuyên truyền để phần lớn người Đức tin vào sức mạnh "thống trị thế giới của chủng tộc Aryan" (người da trắng gốc Đức). Hệ tư tưởng này của Hitler đã dẫn đến cuộc tàn sát người Do Thái và những dân tộc thiểu số khác mà ông ta cho là "hạ đẳng"
Tổng thống Roosevelt biết trước cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng
Thất bại ở Trân Châu Cảng là một bước ngoặt lớn đối với lịch sử nước Mỹ. Ảnh: Warhistoryonline |
Nhiều thuyết âm mưu từ các đối thủ chính trị và sĩ quan quân sự cho rằng, Tổng thống Roosevelt biết trước kế hoạch Nhật Bản tấn công vào Trân Châu Cảng. Ông đã cố tình để nó xảy ra nhằm thuyết phục Quốc hội Mỹ cho phép tham gia vào Thế chiến II.
Mặc dù có vài thông tin tình báo quân sự Mỹ về những kế hoạch hành động chống lại Đế quốc Nhật nhưng không có bằng chứng cho thấy quân đội Mỹ hay Tổng thống Roosevelt biết trước cuộc tấn công. Phần lớn các thông tin này là do các đối thủ chính trị của Tổng thống Roosevelt đưa ra để nói xấu ông.