Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Biến lá dứa thành tơ, vải

Đây là lần đầu tiên Việt Nam sản xuất thành công tơ, sợi, vải từ lá dứa với quy mô lớn.

Việt Nam sản xuất thành công đại trà tơ, sợi, vải sinh thái từ dứa. Ảnh: Phạm Trường.

Sau hơn 3 năm nghiên cứu và phát triển, Bảo Lân Textile và Ecofa Việt Nam vừa chính thức giới thiệu tơ, sợi, vải sinh thái Ananas được sản xuất đại trà từ xơ lá dứa - một phế phẩm nông nghiệp phổ biến tại Việt Nam.

Trong đó, Ecofa Việt Nam đảm nhiệm việc cung cấp tơ dứa sẵn sàng kéo sợi và sợi pha trộn. Thử nghiệm này bắt đầu vào giữa năm 2021. Đến đầu năm nay, công ty đã có thể cung cấp 18 tấn tơ dứa từ hơn 1 triệu tấn lá dứa thu hoạch mỗi tháng. Dự kiến sản lượng sẽ tăng lên 50 tấn/tháng vào cuối năm 2025.

Sau đó, Bảo Lân Textile sẽ sử dụng tơ dứa do Ecofa Việt Nam cung cấp để tạo ra các sản phẩm sợi và vải dứa Ananas phục vụ ngành dệt, may mặc, thời trang, nội thất...

Ngoài ra, các sản phẩm từ Ananas được Viện Nghiên cứu Dệt may TP.HCM (VTRSI-TTC) và Tổ chức Kiểm tra và phân tích kỹ thuật Nissenken (Nhật Bản) cấp chứng nhận cho 4 tính năng gồm độ bền vải, khử mùi tự nhiên trên sợi, kháng khuẩn tự nhiên trên sợi và chống UV tự nhiên trên tơ lên đến 50+UPF.

Cả hai doanh nghiệp cho biết quy mô sản xuất mở rộng sẽ thúc đẩy sinh kế và thu nhập cho nông dân, kiểm soát và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường từ phế phẩm nông nghiệp, cải thiện sức khỏe đất canh tác, bảo vệ hệ vi sinh vật trong đất, góp phần xây dựng mạng lưới kinh tế tuần hoàn tại địa phương.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó tổng thư ký Hiệp Hội Dệt may Việt Nam (Vitas) nhìn nhận trong bối cảnh ngành dệt may trong nước và thế giới vẫn còn thiếu nguyên liệu sản xuất hướng đến thời trang xanh, việc thành công nghiên cứu và sản xuất đại trà, khép kín tơ sợi dứa đủ chất lượng làm vải may mặc, có tác động rất tích cực đến sự phát triển ngành dệt may, không chỉ trong biên giới Việt Nam.

"Sản phẩm đánh dấu bước ngoặt lớn cho sự kết nối giữa ngành nông nghiệp trồng dứa Việt Nam và xu thế thời trang xanh toàn cầu", bà Mai nhấn mạnh.

Được biết, Ecofa Việt Nam thành lập năm 2021, là công ty khoa học vật liệu tập trung vào việc tạo ra các tác động tích cực đến kinh tế, môi trường và xã hội thông qua sáng tạo đổi mới kỹ thuật.

Về phía Bảo Lân Textile, công ty thành lập năm 2011, có thế mạnh nghiên cứu, phát triển và cải tiến các dòng sợi vải sinh thái sản xuất tại Việt Nam chất lượng với giá cả phù hợp.

Công ty hiện vận hành 2 thương hiệu là Greenyarn - công ty đầu tiên đưa sợi tre Biocell, dứa Ananas, Space dye, Siro, Colored Melange vào thị trường Việt; và W.ELL Fabric - tập trung R&D và cung cấp các dòng vải eco đến các nhà tạo mẫu, nhãn hàng may mặc, thời trang trong ngoài nước.

Ngành dệt may ra sao giữa căng thẳng logistics?

Chủ tịch Vitas cho rằng căng thẳng Biển Đỏ là nút thắt của ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn còn nhiều cơ hội ở các thị trường khác ngoài châu Âu.

Hầu hết doanh nghiệp tại TP.HCM đã có đơn hàng trở lại

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM nhấn mạnh hai ngành khó khăn nhất trong năm ngoái là dệt may và đồ gỗ hiện đã bắt đầu có đơn hàng trở lại.

Doanh nghiệp dệt may với 4.000 lao động nay cắt giảm chỉ còn 35 người

Từ một doanh nghiệp may mặc lớn với khoảng 4.000 lao động, Garmex Sài Gòn đã phải tạm ngưng sản xuất, cắt giảm gần hết nhân sự trong bối cảnh tình hình kinh doanh khó khăn.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm