Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nghiệp dệt may với 4.000 lao động nay cắt giảm chỉ còn 35 người

Từ một doanh nghiệp may mặc lớn với khoảng 4.000 lao động, Garmex Sài Gòn đã phải tạm ngưng sản xuất, cắt giảm gần hết nhân sự trong bối cảnh tình hình kinh doanh khó khăn.

Garmex Sài Gòn từng là doanh nghiệp may mặc lớn tại TP.HCM với 5 nhà máy và hơn 70 dây chuyền sản xuất. Ảnh: Garmex Sài Gòn.

Báo cáo tài chính quý IV và cả năm 2023 của CTCP Garmex Sài Gòn (HoSE: GMC) đã cho thấy rõ tình cảnh chung của nhiều doanh nghiệp dệt may trong năm qua.

Đây vốn là doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may ở TP.HCM với doanh thu mỗi năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh khó khăn trong năm 2023 đã buộc Garmex Sài Gòn cắt giảm gần hết nhân sự, chỉ còn vỏn vẹn 35 người, tức cắt giảm 1.947 lao động so với đầu năm.

Tính chung cả hai năm gần nhất, doanh nghiệp này đã cắt giảm tổng cộng khoảng 3.775 người.

Cụ thể về tình hình kinh doanh, doanh thu thuần của Garmex trong quý IV/2023 chỉ đạt 134 triệu đồng do không có đơn hàng, trong khi cùng kỳ năm 2022 vẫn ghi nhận gần 17 tỷ đồng. Nguồn thu quý này chủ yếu đến từ doanh thu dịch vụ.

Mặc dù đã tiết giảm chi phí, nhưng vì không có doanh thu nên doanh nghiệp tiếp tục báo lỗ gần 8 tỷ đồng trong quý cuối năm qua.

Lũy kế cả năm 2023, doanh thu của Garmex chỉ đạt vỏn vẹn 8,6 tỷ đồng, giảm 35 lần so với cùng kỳ. Lỗ sau thuế gần 52 tỷ đồng, thu hẹp so với khoản lỗ hơn 84 tỷ đồng của năm 2022. Nhờ trích lập dự phòng trợ cấp mất việc hơn 20 tỷ đồng trong năm 2022, khoản lỗ của công ty trong năm 2023 cải thiện gần 40% so với cùng kỳ.

DOANH THU CỦA GARMEX SÀI GÒN LAO DỐC
Tình hình kinh doanh của CTCP Garmex Sài Gòn. Nguồn: BCTC DN.
Nhãn20162017201820192020202120222023
Doanh thu thuần tỷ đồng 1611160520381747147410642928.6
Lợi nhuận sau thuế
61641201044643-84-52

Theo ban lãnh đạo doanh nghiệp, tình hình kinh doanh không thuận lợi, nếu duy trì sản xuất tại các nhà máy may thì công ty sẽ lỗ rất nhiều. Do đó công ty đã tổ chức lại bộ máy, cắt giảm lao động, tạm ngưng sản xuất để giảm thiểu thiệt hại.

Doanh nghiệp đã cân đối lại nhân sự, thu hẹp hoạt động, thực hiện tiết giảm chi phí, đồng thời rà soát tài sản, tìm kiếm cơ hội khai thác hợp lý các mặt bằng hiện có hoặc thanh lý tài sản không cần dùng. Ngoài ra, công ty cũng đa dạng hóa ngành nghề để tránh rủi ro.

Năm qua, doanh nghiệp này không chi thù lao, thưởng cho Chủ tịch HĐQT Nguyễn Việt Cường, còn các thành viên HĐQT nhận trung bình 60 triệu đồng/người. Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính Nguyễn Minh Hằng được nhận lương thưởng gần 950 triệu đồng.

Hiện tại, Garmex Sài Gòn chưa tuyển lại lao động cho ngành kinh doanh truyền thống. Công ty có đầu tư khôi phục lại ngành may hay không còn tùy thuộc vào tình hình thị trường.

Tính đến hết năm 2023, doanh nghiệp này có tổng tài sản hơn 410 tỷ đồng, giảm gần 22% so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho chiếm gần 95 tỷ đồng. Đáng chú ý, tiền mặt của Garmex chỉ còn vỏn vẹn 29 triệu đồng, tiền gửi ngân hàng ngắn hạn hơn 26 tỷ đồng. Nợ phải trả ở mức gần 27 tỷ đồng.

Garmex Sài Gòn là doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có tiếng tại TP.HCM, thành lập vào năm 1976. Công ty này có 5 nhà máy gồm An Nhơn, An Phú, Bình Tiên (TP.HCM), Tân Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Quảng Nam với tổng diện tích hơn 10 ha, gồm 70 dây chuyền sản xuất.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Ngành dệt may trong 'cơn bĩ cực'

Đến cuối 2023, tình trạng khó khăn vẫn bủa vây ngành dệt may, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm công nhân, ngừng sản xuất. Một số khác chấp nhận lãi thấp, tìm kiếm khách hàng mới.

Tập đoàn Dệt may lần đầu thua lỗ

Doanh nghiệp đầu ngành dệt may ghi nhận kết quả lao dốc trong quý cuối năm 2022 khi doanh số giảm và các chi phí tăng cao, khiến tập đoàn lần đầu thua lỗ kể từ khi cổ phần hóa.

Chủ tịch Vitas: Doanh nghiệp dệt may cần đa dạng hóa

Chủ tịch Vitas Vũ Đức Giang cho rằng các doanh nghiệp đang thích ứng sang sản xuất đa dạng hơn, nhưng vẫn còn nhiều thách thức về lao động và giải pháp theo xu hướng toàn cầu.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm