Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự chú ý dồn vào trung tâm của ông Biden giữa bê bối tài liệu mật

Trung tâm Penn Biden, điểm dừng chân của ông Joe Biden sau khi rời chức phó tổng thống năm 2017, đang đứng trước chỉ trích giữa bê bối tài liệu mật của ông.

Ảnh: New York Times.

Năm 2017, khi đang cân nhắc bước đi sự nghiệp tiếp theo sau nhiều thập kỷ làm trong chính phủ, ông Joe Biden quyết định thành lập một nhóm chuyên gia cố vấn có trụ sở tại Washington, tập trung vào các vấn đề quốc tế và ngoại giao.

Từ đây, Trung tâm Ngoại giao và Gắn kết Toàn cầu Penn Biden ra đời, tọa lạc tại khu trung tâm Đồi Capitol.

Vị cựu phó tổng thống đã mang theo những nhân viên thân tín cùng các thùng hồ sơ đến văn phòng mới. Giờ đây, một số tệp tài liệu này đang là tâm điểm tranh cãi vì chúng là tài liệu mật mà ông Biden không có quyền giữ lại.

Phát hiện tài liệu mật

Trước đó vào ngày 10/1, các luật sư của ông Biden cho biết họ đã tìm thấy các tài liệu của chính phủ vào tháng 11/2022 khi dọn dẹp văn phòng trước đây của ông Biden tại trung tâm.

Theo CNN, vụ việc này là thử thách cho ông Biden khi ông đang cân nhắc tái tranh cử tổng thống vào năm 2024.

Các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ đang đặt nghi vấn về ngân sách và các hoạt động tuyển dụng của trung tâm này. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) có thể lục soát các văn phòng tại trung tâm để tìm thêm tài liệu.

Lãnh đạo rời đi

Trong một cuộc họp tháng 2/2018 tại Trung tâm Penn Biden, ông Biden nói với các cố vấn chính sách đối ngoại lâu năm rằng ông đang để ngỏ khả năng tranh cử tổng thống vào năm 2020. Ông cũng hoan nghênh họ tham gia cùng nếu ông quyết định tranh cử.

Đến tháng 4/2019, ông Biden chính thức tuyên bố ứng cử cho đường đua tổng thống Mỹ. Kể từ đó, ông hiếm khi xuất hiện ở khu trung tâm Đồi Capitol, nơi văn phòng của ông vẫn tiếp tục hoạt động lặng lẽ kể từ khi nhà lãnh đạo của nó rời đi.

Trung tâm Penn Biden liên kết với Đại học Pennsylvania. Trung tâm cho biết họ được thành lập trên nguyên tắc “một thế giới dân chủ, cởi mở, an toàn, khoan dung và kết nối với nhau để mang đến lợi ích cho tất cả người Mỹ”.

Sau khi ông Biden rời đi, nhân viên trung tâm tiếp tục nghiên cứu, trả lời phỏng vấn báo chí và viết các ấn phẩm liên quan đến chính sách đối ngoại. Không có công trình mới nào được liệt kê trên trang web của trung tâm trong khoảng 10 tháng qua.

"Điểm dừng chân"

Ông Elliott Abrams, người từng tham gia hoạch định chính sách đối ngoại trong các thời chính quyền Tổng thống Reagan, George W. Bush và Trump, cho biết trung tâm Penn Biden đã không phát triển thành một tổ chức tư vấn có ảnh hưởng.

“Trung tâm ấy được thành lập như một điểm dừng chân cho những người thân cận với ông Biden cho đến khi ông ấy tranh cử tổng thống. Nó chưa bao giờ thực sự phát triển ra khỏi mục đích ban đầu ấy”, ông Abrams nói.

Ngoại trưởng Antony Blinken là giám đốc điều hành của trung tâm từ tháng 5/2017 đến tháng 6/2019. Ông Michael Carpenter cũng từng giữ vai trò giám đốc điều hành trước khi ông được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ tại Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu.

Các nhân viên khác của trung tâm bao gồm ông Steve Ricchetti, hiện là cố vấn cấp cao của ông Biden. Có ít nhất 7 nhân viên khác của ông Biden từng làm ở trung tâm và giờ đang tham gia vào các vấn đề an ninh quốc gia trong chính quyền.

Ngay cả bà Amy Gutmann, Hiệu trưởng Đại học Pennsylvania vào thời điểm bà giúp thành lập trung tâm, giờ cũng là đại sứ Mỹ tại Đức.

Bản thân ông Biden có mối liên hệ lâu dài với ngôi trường Ivy League này. Người con trai quá cố cùng con gái và cháu gái của ông đều tốt nghiệp từ Đại học Pennsylvania. Ông Biden cũng nhận được bằng danh dự của ngôi trường vào năm 2013 sau khi ông đọc diễn văn lễ tốt nghiệp.

Tâm điểm chỉ trích

Ngày 10/1, ông Biden nói với báo giới rằng ông ngạc nhiên về số tài liệu mật được tìm thấy trong văn phòng cũ.

Nguồn tin thân cận nói với AP rằng các cựu quan chức từ mọi cấp chính quyền thường phát hiện ra họ đang sở hữu tài liệu mật và giao nộp chúng cho chính quyền ít nhất vài lần một năm.

Tuy nhiên, việc phát hiện ra hồ sơ mật ở cả văn phòng cũ và nhà riêng của ông Biden trong một khoảng thời gian ngắn đã dẫn đến cuộc điều tra đặc biệt do Bộ Tư pháp tiến hành.

Bên cạnh đó, sự tồn tại của các tài liệu mật tại Trung tâm Penn Biden đã khiến trung tâm chịu nhiều chỉ trích, đặc biệt từ phía các đảng viên Cộng hòa đang điều tra việc xử lý sai các tài liệu mật. Họ đã yêu cầu một danh sách tất cả nhân viên của trung tâm, bao gồm cả ngày làm việc và tiền lương, khách truy cập trang web và tài liệu liên quan đến vấn đề an ninh.

Cuốn sách đáng chú ý về Tổng thống Biden

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách “Joe Biden: Hành trình kéo dài năm thập kỷ” do Nhà xuất bản Thế Giới xuất bản. Sách khắc họa sự nghiệp của ông Biden tại Thượng viện, những điều đã xảy ra trong 8 năm ông đảm nhiệm vai trò phó tổng thống, lý do ông rút khỏi cuộc bầu cử năm 2016 và vì sao ông quyết định trở lại, cạnh tranh cùng ông Donald Trump.

Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Con gái Eric Garner phẫn nộ vì video cảnh sát đánh đập Tyre Nichols

Con gái ông Eric Garner, người da đen bị cảnh sát New York khóa cổ đến chết năm 2014 phẫn nộ vì video vụ Tyre Nichols được công bố như "một buổi công chiếu phim".

Ông Biden lên tiếng về bê bối tài liệu mật

Tổng thống Mỹ Joe Biden “không hối tiếc” về cách xử lý các tài liệu mật được tìm thấy tại nhà riêng và tin rằng vấn đề sẽ được giải quyết.

Lê Ngọc

Bạn có thể quan tâm