Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bí ẩn kho tên lửa đạn đạo của Trung Quốc

Kho tên lửa đạn đạo liên lục địa của Trung Quốc luôn là dấu hỏi với thế giới không chỉ về số lượng mà còn ở khả năng tác chiến.

Bí ẩn kho tên lửa đạn đạo của Trung Quốc

Kho tên lửa đạn đạo liên lục địa của Trung Quốc luôn là dấu hỏi với thế giới không chỉ về số lượng mà còn ở khả năng tác chiến.

Chương trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM của Trung Quốc được khởi xướng từ rất sớm từ những năm 1960 với sự giúp đỡ tận tình của Liên Xô. Trung Quốc chính thức gia nhập câu lạc bộ các quốc gia sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa vào những năm 1970 khi họ thử nghiệm thành công tên lửa DF-4 và trở thành quốc gia châu Á đầu tiên sở hữu khả năng răn đe hạt nhân.

DF-4, NATO định danh CSS-3, là một tên lửa đạn đạo nhiên liệu lỏng 2 giai đoạn, tên lửa có kích thước khá đồ sộ dài tới 28,5 mét, đường kính 2,24 mét, trọng lượng phóng tới 82 tấn, tầm bắn lý thuyết khoảng 5.500-7.000 km. Do kích thước khá đồ sộ nên tên lửa chỉ được phóng ở bệ phóng cố định trên mặt đất.

DF-4 ICBM đầu tiên của Trung Quốc và cả khu vực châu Á. Việc triển khai hoạt động loại tên lửa này khá nhiều rối rắm.

ICBM DF-4 sử dụng hệ thống dẫn hướng bằng quán tính tồn tại khá nhiều nhược điểm và độ chính xác rất kém. Bán kính lệch mục tiêu của tên lửa khoảng 1.500 mét. Tên lửa được trang bị đầu đạn thông thường nặng 2.190 kg hoặc đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 3,3MT.

Mặc dù tên lửa có độ chính xác không cao nhưng với một đầu đạn hạt nhân thì khoảng cách 1.500 mét đến khu vực mục tiêu hầu như không có ý nghĩa. Một đầu đạn hạt nhân có thể san bằng mọi thứ trong bán kính lên đến hàng chục thậm chí là hàng trăm km.

Theo thông tin của tình báo Mỹ, DF-4 được phát triển với số lượng rất hạn chế, hiện tại có khoảng 10 tên lửa DF-4 đang phục vụ chiến đấu trong lực lượng Nhị pháo (cách gọi lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc) với vai trò dự phòng.

Loại ICBM tiếp theo của Trung Quốc là DF-5, NATO định danh CSS-4. Đây là loại ICBM khủng nhất trong kho vũ khí của Trung Quốc xét trên phương diện thông số kỹ thuật. DF-5 có chiều dài 32,6 mét, đường kính 3,35 mét, trọng lượng phóng tới 183 tấn. Biến thể nâng cấp DF-5A có trọng lượng phóng tới 202 tấn.

DF-5 ICBM khủng nhất của Trung Quốc và cả châu Á. Để vận chuyển tên lửa cần được tách rời thành nhiều phần khác nhau. Việc lắp ráp các thành phần và nạp nhiên liệu cho tên lửa mất đến hơn 2 tiếng đồng hồ.

DF-5 có tầm bắn lý thuyết khoảng từ 12.000-15.000 km. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng 3 giai đoạn. Tên lửa được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1971, chấp nhận vào trang bị khoảng 10 năm sau đó vào năm 1981.

Việc vận hành DF-5 là một quá trình rất vất vả và tốn khá nhiều thời gian. Tên lửa được lưu trữ ở dạng nằm ngang, trước khi phóng nó phải được kéo ra ngoài trời để tiếp nhiên liệu. Người Trung Quốc gọi cách triển khai hoạt động này là “bắn một khẩu pháo ngoài trời”.

Quá trình nạp nhiên liệu cho tên lửa mất đến 2 tiếng đồng hồ. Tên lửa được đưa lên giá phóng thẳng đứng trước khi phóng. Trong thời buổi công nghệ trinh sát hình ảnh phát triển rầm rộ như hiện nay thì việc triển khai phóng của DF-5 rất dễ bị lộ. Để khắc phục điểm yếu này, Trung Quốc đã cho xây dựng rất nhiều giếng phóng giả xung quanh vị trí triển khai DF-5 để đánh lừa các phương tiện trinh sát hình ảnh của đối phương.

DF-5 có thể mang theo đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ từ 4-5Mt. Tên lửa được dẫn hướng bằng quán tính kết hợp với máy tính điều khiển trên tên lửa, CEP của DF-5 khoảng 1.000 mét. Trung tâm tình báo hàng không vũ trụ Mỹ NASIC nhận định, Trung Quốc có khoảng 20-25 ICBM DF-5 được triển khai hoạt động trong giai đoạn 1999-2008.

DF-31 loại ICBM mới nhất, hiện đại nhất trong kho vũ khí của lực lượng Nhị pháo.

Loại ICBM mới nhất của Trung Quốc trong gia đình tên lửa Đông Phong là DF-31. Đây là loại ICBM hiện đại nhất Trung Quốc xét trên nhiều phương diện khác nhau. DF-31 khắc phục hầu hết các nhược điểm của các thế hệ ICBM trước đó. Loại tên lửa này sẽ là trụ cột cho năng lực răn đe hạt nhân của Trung Quốc.

DF-31, NATO định danh CSS-9, là một loại tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn 3 giai đoạn. Điểm mạnh của tên lửa này là có khả năng triển khai hoạt động trên xe phóng cơ động tương tự như tên lửa ICBM Topol của Nga.

DF-31 được trang bị khá nhiều công nghệ tiên tiến như các ICBM của Nga, Mỹ, tên lửa được trang bị hệ thống dẫn hướng quán tính tiên tiến, hệ thống mồi bẫy để đánh lừa hệ thống phòng thủ tên lửa, cuối cùng tên lửa có thời gian triển khai chiến đấu khá nhanh.

ICBM này có chiều dài 13 mét, đường kính 2,25 mét, trọng lượng phóng 42 tấn, tên lửa được đặt trên xe phóng di động tạo thuận lợi trong triển khai phóng và cơ động để tránh lộ vị trí. DF-31 có tầm bắn khoảng 7.000-8.000 km. Tên lửa mang theo đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 1MT.

Biến thể phóng từ tàu ngầm JL-2 của DF-31. Việc triển khai hoạt động loại SLBM này đang gặp nhiều trục trặc về kỹ thuật.

Biến thể nâng cấp DF-31A, NATO gọi là CSS-10, có tầm bắn khoảng 11.000 km, đặc biệt biến thể này được cho là có khả năng trang bị nhiều đầu đạn tấn công các mục tiêu khác nhau theo công nghệ MIRV, theo đó mỗi tên lửa DF-31A có thể mang theo 3 đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ khoảng 150KT.

Tuy nhiên, giới tình báo phương Tây vẫn khá hoài nghi về việc sở hữu công nghệ MIRV của Trung Quốc vì đây là một công nghệ rất phức tạp đòi hỏi chi phí phát triển rất cao. Trên thế giới hiện nay chỉ có Nga, Mỹ làm chủ được công nghệ này.

Ngoài ra, DF-31 còn có một biến thể sử dụng trên tàu ngầm được gọi là JL-2 có tầm bắn khoảng 8.000 km sử dụng trên tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094. Tuy nhiên, việc triển khai hoạt động trên tàu ngầm này đang gặp khá nhiều vấn đề kỹ thuật.

Theo thông tin của tình báo Mỹ ước tính vào năm 2009, Trung Quốc có khoảng 15 tên lửa DF-31 và 20 tên lửa DF-31A. Tổng số lượng ICBM trong kho vũ khí của lực lượng Nhị pháo Trung Quốc thật sự là một ẩn số và có rất nhiều tranh cải về con số này.

Theo dữ liệu của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế IISS, tính đến năm 2010, Trung Quốc có khoảng 90 ICBM các loại  trong đó có 66 ICBM trên đất liền và 24 SLBM sử dụng trên tàu ngầm. Trong khi đó, báo cáo hàng năm của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự Trung Quốc trong năm 2010 ước tính tổng số ICBM của Trung Quốc khoảng 130 tên lửa các loại.

Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ lại cho rằng tổng số ICBM của Trung Quốc khoảng 105 tên lửa trong đó có 93 tên lửa ICBM phóng từ đất liền và 12 SLBM phóng từ tàu ngầm. Cho dù số ICBM của Trung Quốc như thế nào thì đây cũng là một thực tế đáng báo động, điều quan trọng hơn cả là Bắc Kinh không tham gia vào hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START nên việc phát triển các ICBM của Trung Quốc nằm ngoài sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế.

quốc việt

Theo Infonet

quốc việt

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm