Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bao phủ nợ xấu giảm tại nhiều ngân hàng

Theo các chuyên gia, áp lực nợ xấu trong năm 2024 khiến các ngân hàng có thể mất 2-3 năm để trích lập đủ số dự phòng cần thiết.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm tại hầu hết ngân hàng quý I. Ảnh: Nam Khánh.

Vào quý cuối cùng của năm ngoái, số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng đã ghi nhận sự cải thiện đáng kể khi lần đầu tiên suy giảm trong 8 quý liên tiếp. Tuy nhiên, bước sang quý đầu năm nay, nợ xấu tiếp tục tăng trở lại và là một trong những thách thức lớn nhất của ngành ngân hàng.

Thống kê từ báo cáo tài chính của 28 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý I cho thấy, tổng nợ xấu toàn ngành ngân hàng đến cuối quý vừa qua là hơn 224.000 tỷ đồng, tăng hơn 14% so với cuối năm 2023. Trong đó, số dư nợ xấu của 26/28 nhà băng đã tăng so với cuối năm trước và có tới 2/3 số ngân hàng niêm yết ghi nhận nợ xấu tăng 2 chữ số.

Áp lực nợ xấu trở lại

Báo cáo mới công bố của WiGroup cho thấy tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng giai đoạn 2023-2024 cao hơn so với giai đoạn 2014-2024.

Kể từ mức đỉnh tại quý III/2023, tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng đã được cải thiện, nằm dưới mức 2% tổng dư nợ vào quý IV/2023. Diễn biến này chủ yếu do các ngân hàng bứt tốc tăng trưởng tín dụng vào cuối năm ngoái, từ đó giảm tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ nói chung. Đồng thời các nhà băng cũng tiến hành tái tài trợ cho doanh nghiệp bị khó khăn tài chính.

Tuy nhiên, đến quý I năm nay, nợ xấu đã ghi nhận diễn biến tăng lên 2,18% tổng dư nợ do tăng trưởng tín dụng yếu hơn.

tin dung anh 1

Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng, giai đoạn quý I/2023-quý I/2024. Nguồn: WiData.

Các chuyên gia thống kê đối với ngân hàng quốc doanh, mức nợ xấu đã tăng nhẹ so với quý trước do có sự thận trọng trong việc tăng trưởng tín dụng và mức lãi suất thấp giúp nhóm ngân hàng này chọn lọc được tệp khách hàng tốt.

Đối với các ngân hàng thương mại tư nhân thuộc nhóm chuyên cho vay doanh nghiệp tỷ lệ nợ xấu đã lớn hơn 3%.

Đối với nhóm ngân hàng thương mại tư nhân chuyên cho vay cá nhân, tỷ lệ nợ xấu cao hơn hẳn các ngân hàng tập trung cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các ngân hàng thương mại vốn vừa và nhỏ, tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh ở mức trên 2%.

Tương tự, báo cáo phân tích mới đây của Công ty Chứng khoán SSI cũng cho rằng tỷ lệ nợ xấu có thể tăng trở lại trong nửa đầu năm 2024 khi tăng trưởng tín dụng chậm lại và các yếu tố vĩ mô chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.

Các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) thì thống kê tại các ngân hàng cho thấy nợ xấu, nợ nhóm 2 và nợ tái cơ cấu đều có xu hướng tăng lên trong quý đầu năm nay.

Xét về tổng thể, tỷ lệ này đang thấp hơn giai đoạn quý II-III/2020 (giai đoạn dịch Covid-19). Nhưng xét riêng lẻ thì tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3-5) và nợ nhóm 2 lại tăng đáng kể, cho thấy một lớp nợ xấu mới đang có dấu hiệu hình thành.

Trích lập dự phòng nợ xấu còn mỏng

Trong khi nợ xấu có xu hướng tăng trở lại, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của các ngân hàng lại có xu hướng giảm. Theo tổng hợp từ 28 ngân hàng công bố báo cáo tài chính, số dư dự phòng rủi ro tín dụng đến cuối quý I năm nay mới đạt gần 195.000 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm ngoái nhưng vẫn thấp hơn đỉnh cuối quý III/2023.

Sau khi hồi phục nhẹ trong quý cuối năm trước, tỷ lệ bao phủ nợ xấu trong quý đầu năm nay đã giảm hơn 7% xuống còn 87%, mức thấp nhất kể từ cuối quý III/2023. Trong đó, các ngân hàng dẫn đầu về quy mô cho vay như Vietcombank, BIDV, VietinBank hay MB lại thuộc nhóm có tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm sâu nhất.

tin dung anh 2

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm tại nhiều ngân hàng. Ảnh: Việt Linh.

Đáng chú ý, quý cuối năm 2023 vẫn ghi nhận 4 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ vượt 200%. Nếu tính tỷ lệ bao phủ nợ xấu trên 100%, cũng có tới 10 ngân hàng. Nhưng sang tới quý đầu năm nay, số lượng này đã giảm xuống còn 5 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu trên 100%.

Các chuyên gia phân tích tại Chứng khoán BSC nhân định xu hướng nợ xấu tăng trở lại trong quý đầu năm cho thấy sự cải thiện về chất lượng tài sản trong quý IV/2023 chỉ mang tính thời vụ.

Chuyên gia tại đây cũng nhận thấy tác động CIC trong ngành ngân hàng vẫn gia tăng, ảnh hưởng lớn nhất đến phân khúc bán lẻ và khách hàng lớn, khiến tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng như MSB, MB và VIB tăng trong quý đầu năm.

Chuyên gia tại SSI cho rằng áp lực nợ xấu ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trong năm nay và hệ thống ngân hàng có thể mất khoảng 2-3 năm để trích lập đủ số dự phòng cần thiết, xóa các khoản nợ xấu. "Các ngân hàng có chất lượng tài sản tốt hơn như ACB, Vietcombank, VietinBank, BIDV... sẽ hồi phục sớm hơn và ngược lại", chuyên gia tại SSI nhận định.

Hiện Ngân hàng Nhà nước cũng đã cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách gia hạn, cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng. Điều này đồng nghĩa với việc, Thông tư 02 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ sẽ được kéo dài đến hết năm 2024.

Sau khi cơ cấu, các ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro theo lộ trình. Trong đó, dự phòng phải trích bổ sung với các khoản nợ cơ cấu lại được thực hiện theo 2 giai đoạn, tối thiểu 50% vào ngày 31/12/2023 và trích đủ 100% vào cuối năm 2024.

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

NHNN yêu cầu tăng cường kết nối doanh nghiệp để tăng tín dụng

NHNN vừa có văn bản yêu cầu Giám đốc NHNN chi nhánh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng... đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng với doanh nghiệp.

Lý do tín dụng tăng thấp

Ngân hàng Nhà nước đánh giá tín dụng đầu năm 2024 tăng trưởng yếu do cầu và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế gặp khó khăn, nhiều khách hàng chưa đáp ứng đủ điều kiện vay vốn.

Ngân hàng Nhà nước nêu khó khăn trong việc xử lý ngân hàng yếu kém

Dù đã trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc với 3 ngân hàng yếu kém, NHNN cho biết việc tìm kiếm tổ chức tín dụng đủ điều kiện nhận chuyển giao vẫn khó khăn.

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm