Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Báo Mỹ vạch trần âm mưu của TQ dùng tàu cá chiếm Biển Đông

Để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông, chính phủ Trung Quốc sẵn sàng trả tiền lắp đặt hệ thống định vị vệ tinh trên các tàu cá và hỗ trợ tiền nhiên liệu cho ngư dân.

Theo phóng viên hãng tin Reuters, thuyền trưởng một tàu cá Trung Quốc cũ kỹ trên đảo Hải Nam tiết lộ, tàu ông được chính phủ lắp đặt một thiết bị công nghệ cao, được gọi là hệ thống vệ tinh dẫn dường kết nối trực tiếp với lực lượng bảo vệ bờ biển.

Viên thuyền trưởng khoe, hệ thống này hướng dẫn tàu ông đi lại trong thời tiết xấu, nhưng đặc biệt hữu ích trong trường hợp đụng độ với tàu của Philippines trên Biển Đông.

Các tàu cá Trung Quốc tại cảng Dongfang ở đảo Hải Nam, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Cụ thể, theo Reuters, cuối năm ngoái, 50.000 tàu cá Trung Quốc được lắp đặt hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu (Beidou) do nước này phát triển. Ngư dân Trung Quốc có thể sử dụng hệ thống này để cầu cứu chính quyền trong trường hợp gặp trục trặc kỹ thuật, đặc biệt là những bất trắc khi đánh bắt trong vùng biển nước khác.

Tính đến cuối năm 2012, Trung Quốc có 16 vệ tinh trên quỹ đạo châu Á - Thái Bình Dương. Hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, hiện là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ và GLONASS của Nga vốn được sử dụng chủ yếu trong quân đội Trung Quốc, nhưng nay được lắp đặt cho cả tàu cá.

Trên thiết bị vệ tinh được gắn ở mỗi tàu cá có một nút khẩn cấp, kết nối trực tiếp với các các cơ quan chức trách. Nhờ đó, trong trường hợp khẩn cấp, giới chức trách Trung Quốc có thể dễ dàng xác định vị trí của tàu cá một cách chính xác.

Tại đảo Hải Nam, cửa ngõ của Trung Quốc với Biển Đông, các chủ tàu chỉ phải trả 1/10 chi phí lắp đặt hệ thống định vị vệ tinh, còn chính phủ sẽ chịu phần còn lại.

Theo Reuters, đó là dấu hiệu cho thấy chính phủ Trung Quốc đang tích cực hỗ trợ tài chính và bảo trợ cho ngư dân nước này để họ lấn sâu hơn vào đánh bắt tại các vùng biển của các nước láng giềng.

Ngư dân Trung Quốc sửa lưới sau mỗi chuyến ra khơi. Ảnh: Reuters

Thậm chí, chính phủ Trung Quốc còn khuyến khích ngư dân thường xuyên tới đánh bắt tại vùng biển đang có tranh chấp với các nước trong khu vực ASEAN và sẵn sàng trả cả chi phí nhiên liệu cho các chuyến hành trình dài ngày.

Với mỗi tàu cá có động cơ từ 500 mã lực trở lên, thuyền trưởng có thể được nhận từ 2.000-3.000 nhân dân tệ (tương đương 320-480 USD) một ngày.

Chia sẻ với phóng viên Reuters, thuyền trưởng trên đảo Hải Nam nhấn mạnh: "Chính phủ chỉ cho chúng tôi đích đến và trả tiền nhiên liệu".

Hãng tin Anh nhận định, chính nhờ được chính phủ hỗ trợ tích cực, ngư dân Trung Quốc không kể đánh bắt nhỏ lẻ hay đánh bắt công nghiệp đều sẵn sàng tới Biển Đông và không ngại đi sâu vào những vùng biển tranh chấp.

Cuối tháng 2, một công ty đánh cá đăng ký tại Thượng Hải có tên là Công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển thủy sản Shangdong Homey với doanh thu hàng năm khoảng 150 triệu USD, tuyên bố triển khai một đội đánh cá mới gồm 8 tàu dài 55 m xuất phát từ thành phố cảng Dongfang thuộc đảo Hải Nam tới Biển Đông.

Trên website công ty, Shangdong Homey cho biết, đây là hoạt động hưởng ứng chính sách Biển Đông của chính phủ Trung Quốc. 6 tuần sau, công ty này thông báo, chính quyền Dongfang đồng ý tài trợ cho mỗi tàu của Shangdong Homey 2 triệu nhân dân tệ (tương đương 322.500 USD) để "nâng cấp và tân trang lại".

TQ đẩy nhanh chiến lược 'lấy thịt đè người' trên Biển Đông

Nhằm thực hiện âm mưu “lấy thịt đè người” trên biển, Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ các gói thầu đóng tàu chấp pháp sớm 2 năm so với dự kiến.

Hình ảnh tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Việt Nam bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm hôm 27/5. Ảnh: Reuters
Cuối tháng 5, Việt Nam công bố các đoạn video cho thấy, một tàu cá Trung Quốc cố tình va đâm và làm chìm một tàu cá bằng gỗ của ngư dân Việt Nam, tại khu vực gần giàn khoan Hải Dương-981 Bắc Kinh hạ đặt trái phép trong vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. 

Theo website của chính quyền thành phố Dongfang, tàu cá này thuộc 8 tàu mới của Shangdong Homey. Sau đó, phóng viên Reuters cố gắng liên lạc với công ty Shangdong Homey nhưng đều bị từ chối trả lời về vấn đề này.

Tuy nhiên, một thủy thủ tại bến cảng Dongfang tiết lộ với phóng viên Reuters rằng, đoàn tàu của Shangdong Homey mới chỉ quay lại cảng vào đầu tháng 6 nhưng từ chối tiết lộ thêm thông tin.

Phóng viên nước ngoài quay cảnh tàu TQ tấn công tàu Việt Nam

Tới "vùng biển nóng" trên một chiếc tàu thực thi pháp luật Việt Nam, phóng viên ABC News, Australia đã tận mắt chứng kiến những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.

http://danviet.vn/thoi-su/bao-my-vach-tran-am-muu-trung-quoc-dung-tau-ca-chiem-bien-dong-463629.html

Theo Bình Nguyên/Dân Việt

Bạn có thể quan tâm