Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác thư viện

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3815/QĐ-BVHTTDL về Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác thư viện.

Thu vien anh 1

Thư viện Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Quang/Hà Nội Mới.

Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác thư viện có mục đích xác định các chuẩn mực trong hành vi ứng xử nhằm thống nhất nhận thức, hành động của người làm công tác thư viện, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thư viện và toàn xã hội.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3815/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2022 về Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác thư viện.

Đây là quy tắc được xây dựng và đảm bảo môi trường thư viện an toàn, lành mạnh, thân thiện, khẳng định vai trò, trách nhiệm của người làm công tác thư viện trong việc góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế.

Quy tắc ứng xử gồm 10 điều, áp dụng đối với người làm công tác thư viện, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động thư viện, nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử của người làm công tác thư viện trong hoạt động nghề nghiệp, ứng xử với người sử dụng thư viện, với đồng nghiệp; báo chí, truyền thông và trên không gian mạng; khi tham gia các hoạt động xã hội khác.

Quy tắc chung về đạo đức nghề nghiệp của người làm công tác thư viện là phải đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc, của nhân dân lên trên hết; giữ gìn phẩm chất, đạo đức, uy tín và danh dự người làm công tác thư viện phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa Việt Nam.

Người làm công tác thư viện chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, của công chức, viên chức; đề cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm của người làm công tác thư viện; không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao nhận thức chính trị và trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ; có tinh thần trách nhiệm đối với công việc; có ý thức đấu tranh với hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí.

Người làm công tác thư viện cần nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ; không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

Cùng với đó, người làm công tác thư viện phải tôn trọng quyền tiếp cận và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; không lạm dụng chức vụ, quyền hạn gây khó khăn, hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện; không làm trái nội quy, ảnh hưởng đến uy tín của thư viện; tôn trọng và tận tình phục vụ người sử dụng thư viện, không phân biệt đối xử về dân tộc, giới tính, màu da, thành phần xã hội, lứa tuổi, trình độ, tín ngưỡng tôn giáo dưới mọi hình thức; không làm tổn hại uy tín của tập thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.

Quy tắc ứng xử cũng nêu rõ những hành vi cụ thể đối với người làm công tác thư viện từ xây dựng môi trường tạo điều kiện để người sử dụng thư viện tiếp cận, sử dụng tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện; đến trang phục, kỷ luật trong hoạt động nghề nghiệp; thái độ khi giao tiếp với người sử dụng thư viện, với đồng nghiệp, với báo chí, truyền thông, trên không gian mạng và nhiều hoạt động khác…

'Kích cầu' đọc sách từ những phiên chợ

Thư viện, cà phê sách, không gian đọc dẫu nhiều sách đến đâu cũng cần có những hoạt động thú vị để kéo thêm độc giả.

Thư viện sách báo cổ cho những người yêu Hà Nội

Với người yêu Hà Nội, khi tới thư viện đều có thể tìm thấy rất nhiều câu chuyện lý thú xoay quanh các địa danh của Hà Nội, sự biến thiên của Hà Nội qua các thời kỳ.

http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Van-hoa/1052193/ban-hanh-quy-tac-ung-xu-nghe-nghiep-cua-nguoi-lam-cong-tac-thu-vien#

An Nhi / Hà Nội Mới

Bạn có thể quan tâm