Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Bác sĩ toàn cầu: Bàn tay các thẩm phán Tòa Tối cao Mỹ 'đã vấy máu'

Tuyên bố có chữ ký của hơn 100 tổ chức y tế toàn cầu cho rằng phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ sẽ phải trả giá bằng mạng sống trong nhiều năm tới.

chong pha thai,  quyen cua phu nu anh 1

Các bác sĩ và nhà hoạt động bảo vệ quyền phá thai toàn cầu đang lên án việc đảo ngược phán quyết trong vụ kiện Roe và Wade của Tòa án Tối cao Mỹ hôm 24/6.

Họ cho rằng “cuộc tấn công vô lương tâm” đã khiến bàn tay các thẩm phán Tòa án Tối cao "vấy máu". Phán quyết này mang tính lịch sử và là dấu hiệu của sự thụt lùi đối với nữ quyền toàn cầu.

chong pha thai,  quyen cua phu nu anh 2

Các nhà hoạt động ủng hộ quyền lựa chọn phá thai nói rằng việc đảo ngược Roe và Wade là "cuộc tấn công vô lương tâm" đối với quyền của phụ nữ. Ảnh: Guardian.

Trong tuyên bố có chữ ký của hơn 100 tổ chức chăm sóc sức khỏe toàn cầu, bao gồm Đại học Sản phụ khoa Anh (RCOG), các bác sĩ tuyên bố động thái của Tòa án Tối cao Mỹ giáng “đòn thảm khốc” đối với hàng triệu người. Họ cũng cảnh báo: “Phán quyết này sẽ phải trả giá bằng mạng sống trong nhiều năm tới”.

“Quyết định này là cuộc tấn công vô lương tâm đối với sức khỏe và quyền của phụ nữ cũng như trẻ em gái ở Mỹ. Thật sợ hãi khi nghĩ rằng tương lai của phụ nữ và trẻ em gái bị quyết định bởi chính trị thay vì các quan điểm có bằng chứng”, tiến sĩ Edward Morris, chủ tịch của RCOG, cho biết.

Tiến sĩ Ranee Thakar, Chủ tịch tân cử của RCOG, kêu gọi các chính phủ hỗ trợ nhân viên y tế cung cấp cho phụ nữ phá thai an toàn, thay vì áp đặt các hạn chế pháp lý.

“Hiệu ứng ớn lạnh do phán quyết này chắc chắn sẽ lan tỏa khắp thế giới. Chúng tôi kêu gọi các chính phủ kiến tạo và bảo vệ pháp lý cũng như quy định hỗ trợ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Những khung pháp lý này nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận dịch vụ chăm sóc phá thai an toàn với giá cả phải chăng”, bà Thakar nói.

Hiệu ứng quốc tế từ phán quyết chống phá thai

Hồi tháng 5, thông tin về việc Tòa án Tối cao Mỹ chuẩn bị bãi bỏ đạo luật năm 1973 trở nên rõ ràng, các nhà vận động ủng hộ quyền phá thai và giới bác sĩ đã cảnh báo rằng hiệu ứng gợn sóng sẽ lan truyền quốc tế, đặc biệt ở các quốc gia mà quyền phá thai rất mong manh.

Mối quan ngại đang gia tăng rằng quyết định này có thể thúc đẩy phong trào chống phá thai. Điều này tạo nhiều áp lực đối với các nhân viên y tế thực hiện phá thai và đe dọa nữ quyền ở những quốc gia kỳ thị việc phá thai.

chong pha thai,  quyen cua phu nu anh 3

Những người biểu tình chống phá thai bên ngoài Tòa án Tối cao Mỹ. Ảnh: Reuters.

Các nhà hoạt động đặc biệt lo lắng về vùng Trung Mỹ và châu Phi cận Sahara, khu vực có nhiều lệnh cấm phá thai. Tuy nhiên, cũng có những quốc gia chia sẻ thông điệp của tòa án rằng việc hợp pháp hóa phá thai là “sai lầm nghiêm trọng ngay từ đầu”. Điển hình như Ba Lan và Malta.

“Hậu quả từ quyết định được tính toán này sẽ còn lan xa trên toàn thế giới. Nó thúc đẩy các phong trào chống phá thai, chống phụ nữ, và chống các phong trào về giới. Nó ảnh hưởng đến các quyền tự do sinh sản khác. Các thẩm phán đặt niềm tin cá nhân của họ lên trước ý chí của người Mỹ. Lịch sử và luật pháp sẽ sớm 'đổ máu' trên bàn tay họ. Và chúng ta đều đau khổ cho hàng triệu người phải hứng chịu bản án tàn nhẫn này”, tiến sĩ Alvaro Bermejo, Giám đốc Liên đoàn Làm cha mẹ có kế hoạch Quốc tế (IPPF) cho biết.

Bà Banchiamlack Dessalegn, Giám đốc MSI khu vực châu Phi, cho rằng quyết định này có thể làm suy yếu các nỗ lực của phong trào ủng hộ phá thai ở các quốc gia trên khắp lục địa.

“Tôi rất tự hào về các bước mà chính phủ Ethiopia đã thực hiện để mở rộng khả năng tiếp cận phá thai trong hai thập kỷ qua. Hành động đó đã cứu sống vô số người và trao quyền cho phụ nữ kiểm soát tương lai của bản thân", bà Dessalegn khẳng định.

"Cả ở châu Mỹ và châu Phi, các nhóm thân Mỹ đã cố gắng nhiều năm để đẩy lùi tiến độ này bằng cách tung các chiến dịch thông tin sai lệch và vận động chính phủ nhằm hạn chế quyền tiếp cận các dịch vụ phá thai. Tuy nhiên, chúng tôi nguyện bảo vệ quyền phá thai. Chúng tôi không bao giờ lật lại quyết định này”, bà Dessalegn chia sẻ thêm.

Phán quyết gây tác động toàn cầu

Trong tuyên bố không đề cập trực tiếp đến quyết định của Tòa án Tối cao Mỹ, UNFPA, cơ quan sức khỏe sinh sản và tình dục của Liên Hợp Quốc, hôm 24/6 bày tỏ lo ngại về những khó khăn phụ nữ phải đối mặt. Họ nhận định rằng sẽ có nhiều ca phá thai không an toàn hơn, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

“Hầu hết ca phá thai không an toàn hiện xảy ra ở các nước đang phát triển. UNFPA lo ngại rằng nhiều ca phá thai không an toàn trên khắp thế giới sẽ xuất hiện nếu việc tiếp cận phá thai bị hạn chế hơn. Quyết định đảo ngược có tác động mạnh mẽ đến quyền và lựa chọn của người phụ nữ và thanh thiếu niên khắp mọi nơi”, tuyên bố cho biết.

chong pha thai,  quyen cua phu nu anh 4

Những người ủng hộ quyền phá thai phản đối với việc đảo ngược phán quyết của Roe và Wade bên ngoài Tòa án Tối cao Mỹ. Ảnh: Reuters.

Tiến sĩ Jeanne Conry, Chủ tịch của Liên đoàn Phụ khoa và Sản khoa Quốc tế (FIGO), cho biết tác động của phán quyết này có tính phủ rộng trên “quy mô toàn cầu”.

“Phán quyết này làm xói mòn cam kết của chúng tôi trong việc thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới. Đây đồng thời là mối đe dọa đối với bình đẳng giới và quyền tự chủ về cơ thể của hàng triệu người. Mỹ đang lạc hậu so với thế giới và bác bỏ các bằng chứng y tế toàn cầu ủng hộ việc phá thai như biện pháp chăm sóc sức khỏe thiết yếu”, bà Conry cảnh báo.

Quyết tâm bảo vệ quyền phụ nữ đến cùng

Sarah Shaw, người đứng đầu bộ phận vận động chính sách tại MSI Reproductiontive Choices, cho biết lịch sử đã chỉ ra rằng các quyết định của Washington, D.C. - chẳng hạn như việc áp đặt quy tắc "gag rule" (tạm dịch: khóa miệng toàn cầu) - có tác động vượt xa biên giới Mỹ”.

Cái gọi là "gag rule" được bà Shaw đề cập ở trên do chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump mở rộng cách đây 3 năm nhằm cấm tài trợ cho các nhóm thực hiện phá thai hoặc ủng hộ quyền phá thai.

"Dành cho bất cứ ai muốn phủ nhận quyền tự quyết định về điều gì phù hợp với cơ thể và tương lai của họ, thông điệp của chúng tôi là: Chúng tôi sẽ không bao giờ ngừng nỗ lực hướng tới thế giới mà mọi người ở bất kỳ đâu cũng có quyền lựa chọn. Đòn tấn công từ phán quyết này chỉ tiếp thêm sức mạnh và quyết tâm của chúng tôi”, bà Shaw nói.

chong pha thai,  quyen cua phu nu anh 5

Những người phụ nữ phản đối đảo ngược phán quyết của Tòa án Tối cao không kiềm chế được cảm xúc sợ hãi. Ảnh: Reuters.

Sara Pantuliano, Giám đốc điều hành của tổ chức tư vấn các vấn đề toàn cầu của ODI, đã viết trên Twitter: “Đừng nhầm lẫn, phán quyết này là mối đe dọa đối với mọi người, ở mọi nơi. Hãy đoàn kết với những người Mỹ, những người sẽ phải đối mặt với phán quyết không thể tưởng tượng này, khi họ phải tìm cách bảo vệ quyền tự quyết với cơ thể của mình.

“Hãy để đây là ngọn lửa đốt cháy quyết tâm của tập thể nhằm ngăn chặn những bước lùi xa hơn nữa. Chúng ta phải chiến đấu để đảm bảo xu hướng này không thể đạt được bất kỳ sự dẫn đầu nào. Chúng ta phải vạch ra ranh giới lý bằng hành động chứ không phải lời nói", bà Pantuliano tuyên bố.

Phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ cũng khiến nhiều chính trị gia ở Anh phẫn nộ. Diana Johnson, nghị sĩ Công đảng và chủ tịch của nhóm quốc hội toàn đảng về sức khỏe sinh sản và tình dục, kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson “ủng hộ phụ nữ ở Mỹ và lên án quyết định này” .

Stella Creasy, Nghị sĩ Công đảng ởWalthamstow, chia sẻ trên Twitter: “Gửi tới mỗi chị em người Mỹ của chúng tôi, chúng tôi luôn ở bên các bạn. Chúng tôi sẽ không ngừng nghỉ cho đến khi quyền lợi của các bạn được khôi phục vì cuộc chiến của các bạn là cuộc chiến của chúng tôi".

Bà nhấn mạnh thêm: "Chính phủ sẽ không ngừng cố gắng kiểm soát phụ nữ và chúng tôi sẽ không ngừng đấu tranh vì quyền tự do của các bạn ở mọi nơi. Không ai trong chúng ta nên sống dưới con mắt của sự kiểm soát như vậy”.

Tổng thống Biden: 'Đây là ngày buồn của nước Mỹ' Tổng thống Joe Biden ngày 24/6 cho biết việc Tòa án Tối cao lật lại phán quyết bảo vệ quyền phá thai Roe v. Wade đã đưa nước Mỹ quay về 150 năm trước.

Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng sau phán quyết sốc của Tòa án Tối cao

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn cam kết bảo vệ quyền sinh sản trên toàn cầu, vài giờ sau khi Tòa án Tối cao hủy bỏ quyền phá thai.

Bà Pelosi: Phán quyết của Tòa Tối cao Mỹ là 'cú tát vào mặt phụ nữ'

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ngày 24/6 chỉ trích phán quyết lật ngược đạo luật Roe v Wade, gọi đó là “sự xâm phạm quyền của người Mỹ” và một “cú tát vào mặt phụ nữ”.

Thanh Lam

Bạn có thể quan tâm