Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bắc Kinh hỗ trợ 6 USD/tháng cho người dân để giúp đối phó lạm phát

Những người lao động có thu nhập thấp tại Bắc Kinh sẽ nhận được khoản hỗ trợ 6 USD/tháng từ Chính phủ do giá thực phẩm tăng cao.

Theo trang tin CNN, Ủy ban Phát triển và Cải cách Bắc Kinh - cơ quan trực tiếp điều hành kinh tế của thành phố này - mới đây đã phát thông báo rằng hơn 300.000 người lao động có thu nhập thấp tại đây sẽ được trợ cấp 40 nhân dân tệ/tháng (tương đương 6 USD). Nguyên nhân là giá cả các mặt hàng thực phẩm tại thành phố này đang tăng quá nhanh mà tiền lương không thể đáp ứng kịp.

Được biết, khoản hỗ trợ đầu tiên dự kiến được cấp trong tháng này nhưng chưa rõ chính sách sẽ kéo dài bao lâu.

Trung Quoc ho tro anh 1

Một góc chợ đầu mối thịt lợn tại Bắc Kinh. Ảnh: Bloomberg.

"Chỉ trong tháng 1, giá thực phẩm tại Bắc Kinh đã tăng 6,6% và đủ điều kiện để kích hoạt chương trình hỗ trợ. Chúng tôi sẽ cố gắng duy trì mức sống cơ bản cho người dân", tờ Beijing Daily trích lời một quan chức tại Ủy ban cho biết.

Được biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Trung Quốc trong tháng 1 đã tăng tới 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá thực phẩm tăng hơn 6%. Tại Bắc Kinh, mức tăng giá thực phẩm còn cao hơn so với trung bình cả nước, chỉ riêng giá rau tháng trước lên thêm 24%.

Dù vậy, tin tức về khoản hỗ trợ này của giới chức lại không được người dân đón nhận. Trên mạng xã hội nước này, rất nhiều người phàn nàn về chi phí sinh hoạt cao tại Bắc Kinh và chỉ trích hệ thống an sinh xã hội Trung Quốc.

"40 tệ mỗi tháng? Họ nghiêm túc đấy à? Chỉ riêng đi tàu điện ngầm đến nơi lấy hỗ trợ rồi đi về cũng hết 8 tệ", một người bình luận trên Weibo, trong khi người khác thì cho biết số tiền này "chẳng đủ mua một bát mỳ".

Một số người thậm chí còn tỏ ra không hài lòng với việc Chính phủ Trung Quốc xóa nợ hàng tỷ USD cho các nước khác trong khi chỉ hỗ trợ 40 tệ cho người dân.

Được biết, Trung Quốc đã áp dụng chương trình này kể từ năm 2011 bằng cách cấp tiền cho những người cần giúp đỡ khi chỉ số giá tiêu dùng hoặc giá thực phẩm chạm ngưỡng nhất định. Mỗi thành phố hoặc khu vực đều có quy chuẩn riêng do chi phí sinh hoạt tại mỗi nơi khác nhau.

Dù vậy, nhiều địa phương nước này cũng đang gặp sức ép tài chính do 3 năm áp dụng chính sách Zero Covid khiến ngân sách của họ hao hụt đáng kể. Thị trường bất động sản nước này lại đang lao dốc càng khiến chính quyền địa phương mất nguồn thu lớn.

Các nhà đầu tư khởi động lại đường đua vào chứng khoán Trung Quốc

Giới đầu tư toàn cầu đang đổ tiền trở lại vào chứng khoán Trung Quốc với kỳ vọng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mở cửa trở lại sẽ giúp thị trường tăng cao.

Sau 2 năm đóng băng, doanh nghiệp Trung Quốc lại đổ tới Mỹ để IPO

Các startup Trung Quốc đang bắt đầu trở lại thị trường chứng khoán Mỹ để huy động vốn sau một thời gian kiểm soát nghiêm ngặt.

Ngành tài chính Trung Quốc run rẩy vì một chủ tịch ngân hàng biến mất

Việc một tỷ phú ngân hàng Trung Quốc mất tích đã làm dấy lên lo ngại trong ngành tài chính nước này. Ông được cho là người có quan hệ rộng nhất hệ thống ngân hàng Trung Quốc.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Hằng Nga

Bạn có thể quan tâm