Ba nhà kinh tế học David Card, Joshua Angrist và Guido Imbens cùng chia sẻ tổng số tiền thưởng trị giá 1,14 triệu USD, theo Reuters.
Ủy ban Nobel cho biết ông Card, nhà kinh tế học người Canada, sẽ nhận một nửa số tiền thưởng "vì những đóng góp thực nghiệm của ông đối với nền kinh tế lao động".
Một nửa số tiền thưởng còn lại được chia cho hai nhà kinh tế học Angrist và Imbens (đều là công dân Mỹ) "vì những đóng góp về phương pháp luận của họ trong việc phân tích các mối quan hệ nguyên nhân - kết quả".
Mang lại lợi ích to lớn cho xã hội
Không giống các lĩnh vực khoa học khác, các nhà kinh tế học không thể tiến hành những thử nghiệm lâm sàng được giám sát chặt chẽ. Thay vào đó, thí nghiệm của họ sử dụng các tình huống thực tế để nghiên cứu tác động lên thế giới, vốn là cách tiếp cận đã lan rộng sang các ngành khoa học xã hội khác.
"Nghiên cứu của họ (các nhà kinh tế học) đã cải thiện đáng kể khả năng trả lời những câu hỏi quan trọng về mối quan hệ nguyên nhân - kết quả, mang lại lợi ích to lớn cho xã hội", Peter Fredriksson, chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Khoa học Kinh tế, nhận xét.
Thí nghiệm của ông Card xoay quanh tác động từ việc tăng lương tối thiểu ở bang New Jersey (Mỹ) đối với lĩnh vực thức ăn nhanh vào đầu những năm 1990. Nghiên cứu này đề xuất việc đánh giá lại quan niệm cho rằng việc tăng lương tối thiểu luôn dẫn đến tình trạng giảm nhu cầu thuê lao động.
Sử dụng các thí nghiệm tự nhiên, ông David Card - đang làm việc tại Đại học California ở Berkeley - đã phân tích về các ảnh hưởng đối với thị trường lao động của mức lương tối thiểu, vấn đề nhập cư và giáo dục.
Trong khi đó, hai chuyên gia kinh tế Joshua Angrist (Viện Công nghệ Massachusetts) và Guido Imbens (Đại học Stanford) tạo dấu ấn với công trình nghiên cứu khoa học liên quan tới phương pháp luận trong việc phân tích các mối tương quan giữa nguyên nhân và hệ quả trong lĩnh vực kinh tế.
Ông Peter Fredriksson, chủ tịch Ủy ban Nobel Kinh tế cho biết: “Các nghiên cứu của ông Card về những câu hỏi cốt lõi với xã hội và những đóng góp về phương pháp luận của hai nhà kinh tế học Angrist và Imbens đã chỉ ra rằng các thí nghiệm tự nhiên là một nguồn kiến thức phong phú".
“Nghiên cứu của họ đã giúp cải thiện đáng kể khả năng của chúng ta trong việc trả lời các câu hỏi quan trọng về nguyên nhân - kết quả, mang lại lợi ích lớn cho xã hội”.
Nobel là loạt giải thưởng danh giá về các thành tựu khoa học, văn học và hòa bình được tạo ra và tài trợ theo ý muốn của nhà phát minh nổi tiếng người Thụy Điển Alfred Nobel.
Giải Nobel Kinh tế có tên gọi chính thức là Giải thưởng Sveriges Riksbank trong Khoa học Kinh tế. Đây là hạng mục cuối cùng được công bố trong đợt trao giải Nobel năm 2021.
Chỉ có một phụ nữ đoạt giải trong mùa Nobel 2021
Các giải Nobel bắt đầu được trao từ năm 1901. Tuy nhiên, giải Nobel kinh tế là giải thưởng bổ sung được trao lần đầu tiên vào năm 1969, vốn được sáng lập thông qua khoản quyên góp từ ngân hàng trung ương Thụy Điển nhân kỷ niệm 300 năm thành lập.
Trước đó, vào ngày 8/10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao giải Nobel Hòa bình cho hai nhà báo Maria Ressa và Dmitry Muratov, đều là nhà đồng sáng lập tờ báo độc lập Rappler, "vì những nỗ lực bảo vệ quyền tự do ngôn luận". Bà Ressa cũng là người phụ nữ duy nhất đoạt giải trong mùa Nobel 2021.
Ngày 7/10, nhà văn gốc Tanzania Abdulrazak Gurnah, người chuyên viết về những trải nghiệm của người tị nạn, di cư và hoàn cảnh hậu thuộc địa, được công bố là chủ nhân giải Nobel Văn chương 2021.
Ngày 6/10, Ủy ban Nobel công bố giải Nobel Hóa học năm 2021 thuộc về nhà khoa học người Đức Benjamin List và nhà khoa học Mỹ David MacMillan vì phát triển một công cụ chính xác để xây dựng phân tử: Xúc tác hữu cơ (organocatalysis).
Vào ngày 5/10, ba nhà khoa học Syukuro Manabe, Klaus Hasselmann và Giorgio Parisi được trao giải Nobel Vật lý 2021 "vì những đóng góp đột phá cho hiểu biết của con người về các hệ thống vật lý phức tạp".
Ngày 4/10, Ủy ban Nobel công bố giải Nobel Y Sinh năm 2021 thuộc về hai nhà khoa học David Julius và Ardem Patapoutian “vì những khám phá của họ về các thụ thể đối với nhiệt độ và xúc giác”.
Nobel Hòa bình vinh danh hai nhà báo Maria Ressa và Dmitry Muratov
Ủy ban Nobel Na Uy ngày 8/10 thông báo giải Nobel Hòa bình năm 2021 thuộc về bà Maria Ressa và ông Dmitry Muratov.
Abdulrazak Gurnah - người viết về hậu thuộc địa - đạt Nobel Văn chương
Nhà văn gốc Tanzania Abdulrazak Gurnah, người chuyên viết về những trải nghiệm của người tị nạn, di cư và hoàn cảnh hậu thuộc địa, là chủ nhân giải Nobel Văn chương 2021.
Nobel Hóa học 2021 cho nghiên cứu về xúc tác hữu cơ
Nghiên cứu của hai nhà khoa học Benjamin List và David MacMillan về xúc tác hữu cơ đã mở đường cho những loại thuốc phân tử nhỏ hoàn toàn mới.