Australia sắp cấm du khách leo núi tại 'kỳ quan' giữa sa mạc
Thứ năm, 2/11/2017 17:54 (GMT+7)
17:54 2/11/2017
Nhà chức trách Australia thông báo sẽ cấm hoạt động leo núi tại di sản thế giới Uluru, ngọn núi cát tại miền trung nước này, do lo ngại về vấn đề an toàn và bảo tồn văn hóa.
Núi Uluru nhìn từ xa dưới ánh hoàng hôn. Núi Uluru hay Đá Ayers là một ngọn núi hình thành do quá trình bồi đắp của cát giữa hoang mạc miền trung Australia. Uluru nằm trong lãnh thổ của người bản địa Anangu, thuộc khu vực Công viên quốc gia Uluru-Kata Tjuta. Nơi đây có nhiều mạch nước, hang đá và tranh vẽ cổ. Uluru được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Ảnh: Getty.
Du khách lên đường khám phá Uluru. Hôm 1/11, nhà chức trách Australia thông báo sẽ cấm hoạt động leo núi tại Uluru từ tháng 10/2019. Quyết định được thông qua sau thời gian dài tranh cãi giữa người Anangu bản địa và các thành viên khác thuộc ban quản lý Công viên quốc gia Uluru-Kata Tjuta. Ảnh: Getty.
Mạch nước lộ thiên tạo ra các con suối tại Uluru. Trong văn hóa của người bản địa Anangu, núi Uluru là một địa điểm linh thiêng. Việc du khách leo trèo lên trên ngọn núi gây ra cảm giác "bị đe dọa". "Người da trắng chỉ nhìn thấy lợi ích kinh tế từ ngọn núi. Nhưng với người Anangu, đây là vấn đề quy tắc về văn hóa. Chúng tôi muốn bảo tồn văn hóa của mình, nếu không nó có thể sẽ biến mất trong 100 năm tới", Sammy Wilson, một thành viên người Anangu, nói với Guardian. Ảnh: Getty.
Một dòng thác đổ xuống từ đỉnh Uluru. Nhiều báo cáo cho thấy du khách tới tham quan Uluru đã có cách cư xử không phù hợp như làm ô nhiễm nguồn nước, phá hoạt các tranh vẽ cổ, vi phạm các quy tắc an toàn. "Ngọn núi là một nơi rất linh thiêng, không phải là sân chơi như công viên giải trí hay Disneyland. Chúng tôi hoan nghênh khách du lịch. Chúng tôi không đóng cửa du lịch, chỉ dừng hoạt động leo núi", Wilson nói. Ảnh: Getty.
Các dòng thác đổ xuống một hồ nước dưới chân Uluru. Bên cạnh lý do bảo tồn, việc cấm hoạt động leo núi tại Uluru cũng xuất phát từ vấn đề an toàn cho du khách. Từ thập niên 50 thế kỷ trước, ít nhất 36 người được báo cáo tử vong do leo lên núi Uluru. Trong giai đoạn 2002-2009, 72 du khách được giải cứu và cần tới điều trị y tế do leo núi. Ảnh: Getty.
Khung cảnh dưới chân Uluru được tạo ra do dòng chảy của các mạch nước. Nhà chức trách cho biết thời hạn 2 năm trước khi cấm hoạt động leo núi tại Uluru được đưa ra là để những du khách đã lên kế hoạch thăm ngọn núi có thể hoàn thành nguyện vọng của họ. Đại diện người Anangu khẳng định sẽ có nhiều hoạt động được thiết kế giúp du khách khám phá vùng đất này thay vì treo lên đỉnh Uluru. Ảnh: Getty.
Hoạt động leo núi tại Uluru sẽ chính thức bị cấm từ ngày 26/10/2019, đúng 34 năm kể từ ngày chính phủ Australia trao trả quyền quản lý địa danh này về với người bản địa Anangu.
Nhóm người đàn ông chụp hình bơi lội trong bẫy cá sấu gần nơi xảy ra một cuộc tấn công chết người ở Queensland bị thị trưởng địa phương nhận xét là những "kẻ ngốc thế kỷ".
Triều Tiên phản đối việc các hoạt động thể thao của nước này bị các biện pháp trừng phạt ngăn cản vài ngày sau khi Australia từ chối cấp visa cho các cầu thủ nước này.