Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Apple, Google chấp thuận quy định kiểm duyệt nghiêm ngặt của Indonesia

Quy định mới của chính phủ Indonesia yêu cầu các hãng công nghệ chấp hành kiểm duyệt nội dung nếu muốn hoạt động trong nước.

Hàng loạt công ty Internet như Amazon, Netflix, Spotify, Meta, TikTok và Twitter đã ký thỏa thuận với Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Indonesia, chấp nhận kiểm duyệt và chuyển dữ liệu của người dùng cho chính phủ nước này nếu cần thiết.

Theo FT, những tập đoàn công nghệ lớn như Apple và Microsoft, cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây cũng chấp nhận ký vào thỏa thuận với chính phủ Indonesia. Tổng cộng 207 công ty đã ký giấy phép, một số tập đoàn chỉ đồng ý vài giờ trước hạn chót (hết ngày 20/7). Trong khi đó, TikTok đã chấp thuận quy định từ tháng 5.

Quy dinh kiem duyet noi dung Internet tai Indonesia anh 1

Nhiều hãng công nghệ chấp hành quy định kiểm duyệt nội dung tại Indonesia. Ảnh: Suara.

Quy định của Indonesia được công bố lần đầu vào tháng 11/2020, yêu cầu những công ty công nghệ đăng ký giấy phép hoạt động. Theo quy định, nhà chức trách có thể yêu cầu các công ty xóa nội dung gây rối "xã hội" hoặc "trật tự công cộng", giao dữ liệu người dùng cho cơ quan thực thi pháp luật nếu cần thiết trong 24 tiếng, hoặc 4 tiếng nếu khẩn cấp.

Nếu không ký giấy phép hoạt động, các công ty công nghệ có nguy cơ bị cảnh cáo, phạt tiền hoặc buộc ngừng hoạt động tại Indonesia. Tuy nhiên trong thông báo mới nhất, chính phủ nước này cho biết những công ty không đăng ký giấy phép sẽ bị chặn trong 5 ngày.

Là đất nước đông dân thứ 4 trên thế giới, quy định về truyền thông trực tuyến khiến các nhà hoạt động lo ngại về tự do ngôn luận, đưa Indonesia trở thành quốc gia có quy định kiểm duyệt trực tuyến hà khắc nhất Đông Nam Á, Reuters cho biết.

Ngay sau khi hết hạn đăng ký giấy phép, các hãng công nghệ lớn đã hứng chịu chỉ trích do ký vào thỏa thuận chỉ để kiếm lợi nhuận.

"Những nền tảng công nghệ càng được sử dụng để can thiệp, thậm chí cản trở nhân quyền. Tuy nhiên, ưu tiên lớn nhất của họ là tối đa hóa giá trị của cổ đông và tuân thủ luật pháp", nhà hoạt động Stephanie Hare cho biết.

Chính quyền Jakarta cho biết quy định mới nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân, đảm bảo môi trường Internet tích cực. Dù vậy, một số nhà hoạt động cho rằng tiêu chí trên khá mơ hồ, có thể sử dụng để nhắm vào giới phóng viên hoặc những nội dung có hại cho đất nước.

Quy dinh kiem duyet noi dung Internet tai Indonesia anh 2

Quy định truyền thông tại Indonesia hứng chỉ trích từ các nhà hoạt động xã hội. Ảnh: Getty Images.

Với hơn 200 triệu người dùng Internet cùng dân số trẻ, Indonesia là một trong những thị trường lớn của TikTok và nhiều hãng công nghệ. "Chúng tôi sẽ luôn tuân thủ quy định khi hoạt động ở bất cứ thị trường nào", đại diện TikTok cho biết. Twitter cũng tuyên bố tiếp tục hoạt động tại Indonesia và khuyến khích "môi trường Internet mở".

Indonesia không phải quốc gia duy nhất gây khó cho các hãng công nghệ. Trung Quốc và Nga thường xuyên yêu cầu Meta hay Twitter kiểm duyệt nội dung. Năm 2021, Twitter vướng vào tranh cãi với chính phủ Ấn Độ liên quan đến lệnh cấm đăng tweet về biểu tình.

Nắng nóng kỷ lục tại Anh khiến máy chủ Google dừng hoạt động

Ngày nắng nóng kỷ lục tại Anh khiến hệ thống tản nhiệt máy chủ của Google gặp sự cố, dẫn đến một số dịch vụ đám mây ngừng hoạt động.

Châu Âu sắp tước đi miếng mồi của Facebook, Google

Đạo luật chống độc quyền vừa được Liên minh châu Âu thông qua có thể khiến Facebook, Google buộc phải thay đổi mô hình kinh doanh hiện tại.

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi Apple và Google cấm TikTok

Thành viên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ cho rằng TikTok là một mối họa cho an ninh quốc gia khi thu thập quá nhiều dữ liệu người dùng nước này gửi về Trung Quốc.

Phúc Thịnh

Bạn có thể quan tâm