Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Anime giúp các nhà xuất bản Nhật đẩy nhanh quá trình số hóa

Tờ Japan-Forward đã dẫn nhận định của chuyên gia Atsuo Nakayama cho biết anime và tiểu thuyết ngắn được thể hiện rất tốt ở dạng số và điều này hỗ trợ cho các nhà xuất bản Nhật.

so hoa manga Nhat anh 1

Trang web bán sách tiếng Anh của Kadokawa ghi nhận số lượt đăng ký đọc sách tăng. Ảnh: Japan Forward.

Ngành xuất bản Nhật Bản đã suy thoái trong một thời gian dài. Nhưng nhờ sự phủ sóng ngày càng rộng của anime, doanh số của các nhà xuất bản lớn nước này đang ghi nhận đà tăng trưởng trở lại đầy hứa hẹn.

Nhu cầu giải trí tại nhà đã tăng lên khi mọi người di chuyển khó khăn trong dịch Covid-19. Vì vậy, doanh số bán các ấn phẩm kỹ thuật số đã tăng trưởng nhanh chóng. Đối với các nhà xuất bản Nhật Bản, doanh thu của truyện tranh và tiểu thuyết ngắn - những nội dung dễ số hóa - đã ghi nhận đà tăng trưởng tích cực.

Kỷ lục được thiết lập

Vào tháng 5/2022, nhà xuất bản Kadokawa đã công bố báo cáo tài chính cho năm tài chính tính đến tháng 3 cùng năm, ghi nhận doanh thu là 221,2 tỷ JPY (1,65 tỷ USD). Kết quả này cao hơn 5,4% so với năm tài chính trước đó. Ngoài ra, lợi nhuận của Kadokawa cũng đã tăng lên 18,5 tỷ JPY (138 triệu USD), tăng 35,9% so với giai đoạn trước. Cả hai con số này đều là mức cao nhất mà họ từng có.

Ngoài các bộ truyện tranh và tiểu thuyết ngắn nổi tiếng, nhiều nhà xuất bản Nhật đều ghi nhận doanh số bán sách thiếu nhi khả quan và số lượng sách in bán ra nước ngoài cũng tăng theo.

Trang bán hàng trực tuyến BooWalker của Kadokawa cũng ghi nhận sự gia tăng số lượng người dùng trả tiền không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở đảo Đài Loan và nhiều quốc gia nói tiếng Anh.

so hoa manga Nhat anh 2

Doanh thu của ngành xuất bản số Nhật Bản liên tục ghi nhận đà tăng. Ảnh: Japan Forward.

Doanh thu của năm tài chính tính đến tháng 2/2022 của nhà xuất bản Shogakukan cũng ghi nhận đà tăng, đạt 105,7 tỷ JPY (787 triệu USD), cao hơn 12,1% so với một năm trước đó. Theo văn phòng Quan hệ công chúng của họ, doanh số bán các ấn bản số đã đạt mức cao nhất mà họ từng đạt được, với 38,2 tỷ JPY (285 triệu USD), tăng 25,2% so với năm tài chính trước. Các ấn bản số truyện tranh Nhật Bản chiếm 90% số doanh thu này.

Một "ông lớn" khác là Kodansa cũng không bị tụt lại phía sau. Báo cáo cho năm tài chính tính đến tháng 11 năm 2021 của nhà xuất bản này, được công bố vào tháng 2 năm 2022, cho thấy doanh thu của các ấn bản số cũng đã tăng 17,8%. Họ cũng đạt được tổng doanh thu 170,7 tỷ JPY (1,27 tỷ USD) trong cùng khoảng thời gian. Văn phòng quan hệ công chúng của Kodansha cho biết đây là lần đầu tiên doanh số bán ấn bản điện tử vượt quá doanh số bản in.

Thu hút khách hàng qua các ứng dụng số

Sự gia tăng doanh thu của các tác phẩm anime đã giúp nhiều nhà xuất bản đến được với khách hàng. Văn phòng Quan hệ công chúng (PR) của Kodansha cho biết: "Doanh thu bán ấn bản số của chúng tôi nhờ vào các bộ anime nổi tiếng và cũng lan rộng ra rất nhiều tác phẩm".

Cũng theo Kodansha, sự thành công của ứng dụng truyện tranh Magazine Pocket do chính họ phát triển cũng đã giúp Kodansha nâng cao doanh số bán hàng. Theo Viện nghiên cứu xuất bản Nhật Bản, số lượng bán ước tính của thị trường truyện tranh Nhật Bản năm 2021, bao gồm cả bản in và bản số, là 675,9 tỷ JPY (5,03 tỷ USD), cao hơn 10,3% so với năm trước. Con số này đã phá vỡ kỷ lục doanh số bản in trong năm thứ hai liên tiếp.

Giáo sư Yashio Uemura của Đại học Senshu cũng đã tiến hành nghiên cứu về thị trường xuất bản số. Ông cho rằng sự thành công của các ứng dụng truyện tranh là nhân tố chính đằng sau thành công này. Người tiêu dùng đã quen với các dịch vụ đăng ký để đọc truyện kể từ khi phải ở nhà vì đại dịch.

Ngoài ra, sự thành công của các tác phẩm hoạt hình số cũng đã mang lại một tệp khách hàng mới cho ngành xuất bản Nhật. Chuyên gia này đánh giá: "Không giống như sách in, các ứng dụng truyện tranh cho phép các đơn vị xuất bản hiểu được khách hàng và phát triển các chiến lược mới".

Chuyên gia này cũng cho rằng: "Việc các nhà xuất bản lớn tại Nhật hướng tới chuyển đổi kỹ thuật số kể từ năm 2010 cũng là một lý do cho thấy quá trình chuyển đổi số đã được tích lũy và đang hoạt động rất tốt".

Hy vọng cho thị trường nước ngoài

Tiến độ này đang góp phần thúc đẩy kỳ vọng rằng tốc độ phát triển của ngành xuất bản Nhật tại thị trường nước ngoài sẽ tăng lên.

Atsuo Nakayama, một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh giải trí, lưu ý: "Anime Nhật Bản đã trở nên phổ biến do lượng phát trực tuyến anime ở châu Âu và Bắc Mỹ tăng lên trong đại dịch Covid-19. Do đó, ngày càng nhiều tác phẩm đang được sản xuất. Nhiều bộ truyện tranh và tiểu thuyết ăn theo các bộ anime cũng đang được bán ra".

Nakayama cũng dự đoán: "Anime và tiểu thuyết ngắn của Nhật Bản kết hợp rất tốt với hình ảnh minh họa. Trong khi hơn một nửa số truyện tranh và phim hoạt hình ở nước ngoài là hướng tới trẻ em thì Nhật Bản có số lượng tác phẩm rất lớn dành cho mọi lứa tuổi. Nếu chúng tôi mở rộng ra nước ngoài bằng cách sử dụng số hóa, quy mô thị trường có thể tăng gấp nhiều lần so với quy mô hiện tại".

Xu hướng số hóa của ngành sách Trung Quốc

Thời gian qua, xu hướng phát hành trực tuyến, làm sách số trong ngành xuất bản thế giới, trong đó có Trung Quốc, ngày càng được đẩy mạnh.  

Số hóa, dịch vụ tri thức và cơ hội cho ngành xuất bản

Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất, tài năng là nguồn lực và đổi mới là động lực để đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong xuất bản, góp phần phát triển nền kinh tế số.

Minh Hoa

Bạn có thể quan tâm